Vai trò của pháp luật về PCTN đối với hoạt động PCTN, thể hiện ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để nhận diện tham nhũng.
Để nhận diện tham nhũng, trước hết pháp luật đưa ra khái niệm tham nhũng, quy định các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng. Tùy theo thực trạng tham nhũng và
21
mục tiêu, yêu cầu của việc đấu tranh PCTN mà Nhà nước ban hành các quy định để nhận diện tham nhũng thông qua các dấu hiệu đặc thù của tham nhũng (Luật PCTN quy định ba dấu hiệu đặc thù của tham nhũng là: a) do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện; b) có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) có yếu tố vụ lợi). Bên cạnh đó, pháp luật về PCTN quy định cụ thể những hành vi nào là hành vi tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó và sự phân hóa về tính chất. Với việc quy định các hành vi tham nhũng, pháp luật đã tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện nhận diện tham nhũng, nhận biết được các hành vi tham nhũng xẩy ra trên thực tế, đồng thời, phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi vi phạm pháp luật khác, giữa hành vi tham nhũng này với hành vi tham nhũng khác.
Thứ hai, pháp luật tạo lập khn khổ pháp lý để phịng ngừa tham nhũng.
Kinh nghiệm CTN của các nước trên thế giới cho thấy phịng ngừa tham nhũng có vai trị cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến CTN. Việc đề cao phòng ngừa tham nhũng sẽ là cơ sở để hạn chế sự phát sinh các hành vi tham nhũng trên thực tế. Thực tiễn cho thấy các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được nhiều nước coi trọng, các biện pháp phòng ngừa được áp dụng và khơng ngừng được rà sốt, sửa đổi, bổ sung.
Để có tác dụng trong việc phịng ngừa tham nhũng, một mặt các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần phải bảo đảm sự chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức nhằm hạn chế sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi hoặc nếu có lợi dụng thì cũng có đủ điều kiện để phát hiện ra. Bên cạnh đó, pháp luật quy định rõ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cụ thể, trong đó nêu rõ cách thức, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia quy định cách thức, biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác nhau. Ở nước ta, pháp luật về PCTN rất coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và thực tế các quy phạm pháp luật về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong Luật PCTN nhằm tạo lập khuôn khổ và xây dựng ý thức phòng ngừa tham nhũng trong các đối tượng và lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao trong xã hội.
22
Thứ ba, pháp luật PCTN tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát hiện, xử lý tham
nhũng.
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho q trình phát hiện tham nhũng hay nói cách khác là tìm ra những vụ việc tham nhũng để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục thiệt hại xảy ra, xem xét, ra quyết định xử lý những người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt vai trị của các cơ quan có chức năng PCTN. Pháp luật về PCTN quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hành vi tham nhũng. Việc phát hiện tham nhũng được thông qua những cách thức khác nhau, trong đó chủ yếu gồm: a) cơng tác tự kiểm tra để phát hiện, xử lý từ nội bộ của các cơ quan nhà nước; b) hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN như: thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; c) hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và tố cáo của công dân. Các công cụ phát hiện tham nhũng phải được thiết kế linh hoạt, chủ động và hiệu quả, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và tồn xã hội, trong đó đề cao vai trò của các cơ quan chức năng về PCTN.
Bên cạnh đó, pháp luật là căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận các hành vi tham nhũng, xác định tài sản tham nhũng, để từ đó ra các quyết định xử lý đối với những người có hành vi tham nhũng, những người có liên quan và tài sản tham nhũng. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để có hình thức xử lý vi phạm kỷ luật hành chính hoặc là truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý tham nhũng không chỉ nhằm trừng trị những người tham nhũng và những người có liên quan mà cịn có tác dụng răn đe, giáo dục chung đối với mọi người trong xã hội, do đó, trong một số trường hợp hình thức xử lý khá nghiêm khắc. Việc xử lý tài sản tham nhũng nhằm mục đích thu hồi để trả lại tài sản cho chủ sở hữu, đồng thời, cũng là biện pháp chế tài kinh tế hữu hiệu để trừng phạt những người có hành vi tham nhũng và có tác dụng răn đe, giáo dục, phịng ngừa tham nhũng nẩy sinh.
23
So với các quy định về phịng ngừa thì các quy định về phát hiện và xử lý tham nhũng thường ít hơn, nhưng lại mang tính cưỡng chế rất cao. Các biện pháp chế tài xử lý các hành vi tham nhũng cũng như tài sản tham nhũng thường là nghiêm khắc hơn. Chế tài đối với những người có hành vi tham nhũng được pháp luật quy định rõ trong pháp luật hình sự (đối với những vi phạm đến mức phải xử lý hình sự) hoặc trong các quy định về xử lý kỷ luật, hành chính đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và những người có liên quan, trong đó, hình thức xử lý hình sự đối với hành vi tham nhũng hiện nay là tương đối nghiêm khắc, cao nhất là tử hình. Biện pháp xử lý tài sản tham nhũng được áp dụng là thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng và trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước. Việc xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng và việc xử lý triệt để đối với tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cũng như của các tổ chức, cá nhân, công dân trong cuộc đấu tranh PCTN.
Do chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn nên pháp luật phải quy định hệ thống các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ và kịp thời phát hiện được các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng. Trên thực tế, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tham nhũng là khá đa dạng, thậm chí rất tinh vi với nhiều thủ đoạn khác nhau, do đó, các quy định của pháp luật phải bảo đảm có thể dự liệu được phần lớn các hành vi tham nhũng trên thực tế để việc phát hiện và xử lý tham nhũng được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng cũng phải được các cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm thực hiện đầy đủ, đồng bộ để khắc phục tình trạng nhiều hành vi tham nhũng khơng được phát hiện, xử lý trên thực tế, hoặc phát hiện được nhưng không được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Thứ tư, pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để các cơ quan PCTN thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN.
Việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng có liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước và mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền
24
hạn riêng nên pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành để các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý trong q trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý những người có hành vi tham nhũng, đặc biệt đối với các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở hoạt động PCTN, pháp luật về PCTN quy định các biện pháp chế tài để xử lý một cách nghiêm minh. Bằng các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động, nhiệm vụ PCTN một cách chủ động mà khơng quan ngại những cản trở từ phía người có hành vi tham nhũng cũng như những người có liên quan đến tham nhũng.
Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của pháp luật về PCTN, các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhằm tránh khỏi sự xâm hại hoặc đe doạ xâm hại phía những người có chức, có quyền trong xã hội.
Pháp luật PCTN quy định trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan chức năng trong PCTN. Pháp luật cũng là căn cứ pháp lý để cán bộ, công chức nhà nước, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến công tác PCTN.
Thứ năm, pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong PCTN.
Pháp luật quy định vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong PCTN. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân và các tổ chức trong xã hội chủ động tham gia vào công tác PCTN bằng nhiều cách thức khác nhau, hoặc thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng; cung cấp thông tin về tham nhũng cho các cơ quan chức năng của nhà nước để làm rõ và có biện pháp xử lý; phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra, điều tra để phát hiện và xử lý tham nhũng. Mặt khác, pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp bảo vệ những người tích cực tham
25
gia vào công tác PCTN, nhất là công dân tố cáo tham nhũng; đồng thời, khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong PCTN, xử lý những trường hợp bao che, thiếu tích cực trong PCTN
Thứ sáu, pháp luật về PCTN là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử
sự phù hợp trong đời sống pháp lý.
Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy định của pháp luật thường được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn với trình độ kỹ thuật lập pháp cao, trong đó có chứa đựng rất nhiều giá trị chuẩn mực. Từ việc hiểu pháp luật mà các tổ chức, cá nhân trong xã hội có sự lựa chọn cho mình cách ứng xử với nhau để phù hợp với chuẩn mực và không bị vi phạm pháp luật. Khi hiểu được pháp luật về PCTN thì đối với những người có chức vụ, quyền hạn cần phải chọn cho mình cách ứng xử trên thực tế để không dân đến vi phạm pháp luật. Đối với những người có chức vụ, quyền hạn cần phải có sự lựa chọn xử sự của mình với nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, cịn đối với những gì mà pháp luật không cho phép hoặc chưa quy định hoặc nghiêm cấm thì khơng lựa chọn. Đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì lựa chọn những xử sự mà pháp luật không cấm hoặc bắt buộc phải làm.
Thứ bảy, pháp luật là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người, sự phát triển
bền vững; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, xây dựng củng cố niềm tin của người dân vào nhà nước, pháp luật.
Pháp luật PCTN bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tránh sự xâm hại của các chủ thể, nhất là những người có chức, có quyền trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật PCTN cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể. Thơng qua đó, chính pháp luật PCTN đã bảo vệ quyền con người và tạo lập sự bình đẳng, cơng bằng trong xã hội và sự phát triển bền vững. Khi thúc đẩy PCTN với hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thì sẽ góp phần bảo vệ các quyền con người và ngược lại việc thực hiện bảo vệ quyền con người, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, nhất là công dân tham gia phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng thì sẽ
26
góp phần nâng cao hiệu quả PCTN. Thúc đẩy PCTN còn tạo thêm niềm tin cho công chúng vào nhà nước, pháp luật.
Thứ tám, pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác
quốc tế PCTN.
Chống tham nhũng ngày nay không chỉ là công việc riêng của bất cứ một quốc gia nào mà còn là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Thực tế, có những hành vi tham nhũng được thực hiện xun quốc gia, địi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nước trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Để tạo lập khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh CTN, các nước trên thế giới đã chung tay xây dựng Công ước của LHQ về CTN. Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế song phương, đa phương, các nước có quan hệ ngoại giao cũng đã thống nhất xây dựng các thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thơng tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, tương trợ tư pháp trong PCTN.
Đối với Việt Nam, trên cơ sở các quy định của pháp luật về ký kết, tham gia điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật về PCTN, Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của LHQ về CTN, thể hiện sự quyết tâm và cam kết với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh PCTN. Căn cứ các nội dung đó, các cơ quan chức năng rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam để xây dựng kế hoạch cụ thể về thực thi Công ước của LHQ về PCTN. Mặt khác, trong một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế về PCTN. Luật PCTN cũng đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế và quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN.
Ngoài ra, pháp luật quy định các nguyên tắc trong áp dụng pháp luật về PCTN để bắt buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân thủ, nhằm bảo đảm tính thống nhất về nhận thức và hành động PCTN.
Như vậy, pháp luật đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động PCTN, do đó, cần tăng cường bảo vệ pháp luật PCTN và thường xuyên nghiên cứu, rà soát để HTPL về PCTN.
27