KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 61 - 63)

1. Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cơng vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát hiện được và xử lý các hành vi tham nhũng xẩy ra trên thực tế một cách có hiệu quả.

2. Để PCTN, Nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ trong đó có pháp luật. Pháp luật về PCTN là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm

57

quyền ban hành nhằm xác định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; tổ chức, hoạt động của cơ quan PCTN; phát huy vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN và các biện pháp bảo đảm nhằm PCTN có hiệu quả.

3. Trong PCTN, pháp luật đóng vai trị rất quan trọng. Pháp luật PCTN là cơ sở pháp lý để nhận diện tham nhũng; tạo lập khn khổ pháp lý để phịng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; là cơ sở pháp lý để các cơ quan PCTN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong PCTN; phát huy vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong PCTN; tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế PCTN; là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời sống pháp lý.

4. Hoàn thiện pháp luật về PCTN là quá trình làm cho các quy định của pháp luật về PCTN ngày càng minh bạch, toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn PCTN của đất nước và được xây dựng trên cơ sở trình độ kỹ thuật lập pháp cao. Do đó, trong q trình HTPL về PCTN cần phải xác định được những hạn chế trong việc bảo đảm các tính thống nhất, đầy đủ, minh bạch và phù hợp với thực tiễn của nó, trên cơ sở đó luận chứng để tìm ra các giải pháp làm cho pháp luật về PCTN ngày càng hoàn thiện hơn.

5. Việc HTPL về PCTN cần được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng như: cơ chế quản lý kinh tế; việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước; chế độ chính trị và vai trị của đảng cầm quyền; ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; yếu tố văn hoá, truyền thống dân tộc và quan hệ hợp tác quốc tế về PCTN để bảo đảm cho pháp luật về PCTN đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả trên thực tế.

58

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)