quốc gia trên thế giới - những giá trị tham khảo cho việc hồn thiện pháp luật phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã quan tâm xây dựng các quy định về PCTN để tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh PCTN. Trong khuôn khổ luận án này chỉ nghiên cứu pháp luật về PCTN từ một số văn bản pháp luật có tính chất đại diện, bao gồm Quốc triều Hình luật của triều đại nhà Lê và Luật PCTN của 02 quốc gia là: Singapore, Thái Lan.
1.4.1. Pháp luật phòng, chống tham nhũng trong triều đại nhà Lê và một số quốc gia trên thế giới. quốc gia trên thế giới.
1.4.1.1. Những quy định về phòng, chống tham nhũng thể hiện trong Quốc triều Hình luật.
Quốc triều Hình luật là một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta (1482 -1788) hiện còn được lưu giữ đầy đủ, gồm 13 chương, 722 điều. Đây là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hơn nhân và gia đình, luật hành chính…
Quốc triều Hình luật quy định rõ các hành vi quan lại lợi dụng chức quyền để vụ lợi, tham nhũng như: nhận hối lộ, đòi hối lộ, sách nhiễu dân, gây khó dễ cho việc thu chi, giấu đất công, giấu đồ vật của công, chiếm ruộng đất công, sử dụng đất công quá hạn định, chiếm đoạt đất đai của lương dân, tự tiện đặt thêm quan chức, tự tiện thuyên chuyển quan dưới quyền, tự tiện sai khiến dân đinh, bắt dân phu làm việc riêng, lấy của dân vào việc riêng, dùng quân nhu vào việc riêng, tùy tiện thu thuế của dân, tự ý thu đồ vật của con nợ, đi công cán về tâu trình khơng đúng thực, chậm trễ, sao nhãng việc công, thi hành sắc lệnh không nghiêm… Ứng với mỗi hành vi đều có những hình thức xử lý nghiêm khắc, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và nhân thân, sự cống hiến của quan chức.
Về nhận hối lộ, Quốc triều Hình luật quy định hình thức xử lý khá nghiêm, bên cạnh phải chịu hình phạt thì kẻ nhận hối lộ cịn phải nộp gấp đôi số tiền đã nhận
44
vào ngân sách: “Quan ty làm ăn trái luật mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc cơng thần q thần cùng những người có tài được dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan; từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho” (Điều 138). Bên cạnh việc xử lý quan lại ăn hối lộ, Quốc triều Hình luật cũng quy định việc xử lý đối với người đưa hối lộ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh và động cơ của họ, số tiền hối lộ phải nộp vào ngân sách. Trong một số trường hợp, những người biết tội phạm mà khơng báo cáo lại cịn ăn hối lộ để bao che thì cũng bị xử lý. Điều 192 quy định: “Những người coi chợ và người lính thợ thấy trong chợ có người làm đồ vật giả dối hay phá hủy tiền đồng mà tha thứ không bắt trình quan, thì bị tội biếm hoặc phạt. Người ăn hối lộ dung túng việc đó thì tội cũng giống như chính phạm”. Trong một số trường hợp nếu nhận hối lộ mà làm khơng đúng quy định thì xử lý nặng hơn: “Viên quan được sai đi công tác, xem xét việc gì về tâu trình khơng đúng sự thực thì phải tội biếm hay đồ,…nếu ăn tiền hối lộ thì xử tội thêm 2 bậc” (Điều 120).
Đối với hành vi địi hối lộ, Quốc triều Hình luật quy định xử lý trong một số trường hợp lợi dụng để đòi hối lộ và chế tài xử lý trong các trường hợp này là khá nghiêm khắc. Điều 626 quy định: “Các quan đại thần, quan hành khiển cùng các quan coi ngục tụng, nếu kẻ tội nhân xét tình đáng thương, nên được vua ân tha cho mà lại tự nhận là ơn của mình, để địi hối lộ, thì xử tội đồ, tội lưu hay tội chết”.
Đối với các trường hợp giấu đất đai, tài sản của cơng để chiếm đoạt hoặc có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi đều bị xử lý nghiêm: “Giấu những đồ vật của cơng từ 1 quan trở lên thì xử tội biếm; từ 10 quan trở lên thì xử tội đồ; 20 quan trở lên thì xử tội lưu; 50 quan trở lên thì phải xử tử. Nếu giấu mà chưa chiếm hẳn làm của mình, thì được giảm tội hai bậc” (Điều 594); “Những người coi việc đào sông, làm cảng và quan đắp ải mà giấu bớt dân phu, sách nhiễu tiền của thì bị tội biếm hoặc đồ, phải bồi thường gấp hai, trả lại cho dân” (Điều 184); “Những người công sai đến các lộ, các huyện mà bắt ép phu khuân vác đưa đón và lấy lương
45
thực, vật liệu quá nhiều thì bị tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư, phải bồi thường gấp đôi tang vật trả cho dân” (Điều 185); “Những người coi chợ trong kinh thành sách nhiễu tiền lều chợ thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, lấy thuế chợ quá nặng biếm hai tư, mất chức coi chợ, bồi thường tiền gấp đôi trả cho dân” (Điều 186); “Những quan tướng hiệu cai quản (...) ăn bớt của cơng (…) xét tội nhẹ thì bị biếm hay cách chức, tội nặng thì bị đồ hay lưu. Nếu khi chống giặc mà phạm thì khơng kể nặng nhẹ đều phải chém” (Điều 241); “Những đồ quân nhu mà tướng lĩnh lấy dùng vào việc riêng thì xử tội biếm hay bãi chức; và bồi thường gấp đôi nộp vào quân” (Điều 280); “Các quan ty tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân, dùng vào việc riêng tư, thì xử như tội ăn hối lộ, và phải bồi thường gấp đôi trả cho quân dân” (Điều 639). “Quan dân không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần mình thì xử tội biếm hay đồ” (Điều 372); “Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên, thì xử tội phạt; từ 5 mẫu trở lên, thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tội tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định” (Điều 370); “Những người phu dân thợ thuyền đang làm việc mà quan chủ ty giám đương lại sai làm việc riêng, thì xử tội biếm hay bãi chức, và phải trả tiền công thuê nộp vào kho” (Điều 571).
Những người có chức, có quyền để vợ và những người thân lợi dụng để vụ lợi cũng bị xử lý: “Các quan cai quản quan dân các hạt, vô cớ mà đi đến những làng xã trong hạt, hay là cho vợ cả, vợ lẽ, người nhà đi lại, mượn việc mua bán làm cớ, để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén, thì xử tội biếm hay bãi chức” (Điều 632).
Quốc triều Hình luật quy định những trường hợp địi tiền lương, tiền cơng q mức cũng bị xử lý nhằm hạn chế những hành vi tham lam tư lợi của quan chức và những người có liên quan trong xã hội. Điều 193 quy định “Những người địi tiền lương q phận của mình, nếu là quan chức thì bị tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư, và bãi chức, viên thuộc lại bị tội đồ làm tù quét dọn nơi đang làm việc, người tư giám bị tội đồ làm tù quét dọn trong trại lính, phải bồi thường tiền gấp đơi trả theo luật. Người không đáng được ăn lương mà lại địi tiền thì bị xử tội thêm một bậc”.
46
hợp bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển quan chức và người làm việc trong các cơ quan nhà nước không đúng quy định. Điều 97 quy định: “Quan lại đặt ra có số nhất định, nếu bổ dụng hay đặt ra quá hạn định, hay không nên đặt ra mà đặt ra (nghĩa là khơng tâu xin) thì thừa một viên phải phạt 60 trượng, biếm hai tư và bãi chức; thừa 2 viên trở lên thì thì xử tội đồ, người sau biết mà để yên thì xử tội nhẹ hơn người trước một bậc”. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ đối với các trường hợp quan lại được bổ nhiệm nằm ngoài quy định cũng bị xử lý “Người xin vào chức đặt thừa ấy phải phạt 50 roi, biếm một tư… Những người ỷ thế nhà quyền quý để cầu cạnh xin quan tước thì xử tội biếm hay đồ; kẻ dưới quyền quan ty cũng bắt tội như thế” (Điều 139). Đối với người quyết định bổ nhiệm, luân chuyển một cách tùy tiện, không theo thứ bậc cũng bị xử lý “Các quan sảnh, quan viện, phê vào sổ thăng trật, thuyên chuyển các quan văn võ bậc dưới và các quan coi tăng tạo mà chẳng theo thứ bậc, tự tiện thay đổi thì bị tội đồ và bắt cải chính; nếu phạm nặng thì xử thêm tội” (Điều 152).
Quốc triều Hình luật quy định một số trường hợp quan lại được giao nhiệm vụ mà làm chậm trễ hoặc dùng vào việc riêng cũng bị xử lý, nếu có yếu tố vụ lợi thì bị xử lý nặng hơn. Điều 150 quy định “Những quan sảnh, quan viện duyệt sổ dân đinh, chức sắc, hay hạng sai dịch, mà tự tiện chậm trễ hay sai khiến vào những việc riêng, thì xử tội biếm hoặc đồ; việc nặng thì tội thêm một bậc. Những người thuộc lại kiểm điểm sổ ấy không công bằng, lại làm chậm để lấy tiền, thì phải khép vào tội biếm đồ hay lưu. Người cai quản tự tiện lấy dân đinh làm việc riêng trong nhà, thì xử tội biếm hay tội đồ”.
Ngồi ra, Quốc triều Hình luật quy định trách nhiệm hình sự đối với quan lại sao nhãng việc công (Điều 199), duyệt sổ hộ khẩu sai lầm (Điều 151), đo ruộng đất khơng chính xác (Điều 183), tự tiện tâu trình khi chưa đối chiếu kỹ càng (Điều 154); Hình quan xét xử chậm trễ (Điều 156), Quan chủ ty không phát giác thuộc viên phạm tội (Điều 157), Quan chưởng tịch ghi chép sai thể thức (Điều 158), Quan phiên trấn tự tiện bắt giữ người (Điều 162), Quan quản giám tự tiện sai khiến dân đinh (Điều 166), Quan quản giám tự tiện sai khiến gia thuộc người khác (Điều 167);
47
Quan thu thuế nộp thuế chậm kỳ hạn (Điều 326)… những quy định này thể hiện quan điểm, tư tưởng phòng ngừa và đấu tranh chống những hiện tượng lệch lạc, tiêu cực, tham nhũng của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử.
Với những quy định nêu trên cho thấy triều đại Nhà Lê đã quan tâm đến việc phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng chức quyền của các quan lại cũng như những người có liên quan để vụ lợi cá nhân. Trong đó, đã chú trọng việc xử lý đối với quan lại nhận của hối lộ, lợi dụng quyền quản lý tài sản, đất đai để chiếm dụng, chiếm đoạt ngân khố, tài sản công, đất đai, ruộng vườn. Đặc biệt, Quốc triều Hình luật đã có những quy định để xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp quan chức được giao thực hiện quyền quản lý, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng quan viên hay điều tra, xét xử các vụ án làm trái hay lợi dụng quyền lực được giao để vụ lợi cá nhân. Trong các quy định cịn có nêu cả những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và quan hệ, vị thế trong xã hội để lượng hình. Mặc dù, có những quy định mang tính trừng trị nhiều hơn là giáo dục đối với những kẻ lợi dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân, nhưng có thể nói các quy định trong Quốc triều Hình luật đã thiết lập nên kỷ cương, phép nước và đến nay vẫn có những giá trị để nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng và HTPL nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng.
1.4.1.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Singapore.
Singapore là một nước có nhiều thành tích trong CTN, được xếp hạng trong 5 nước có chỉ số nhận thức tham nhũng cao nhất (ít tham nhũng nhất) thế giới. Việc tạo ra môi trường để quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng là cốt lõi của thành công này.
Singapore coi việc CTN mang tính sống cịn đối với sự phát triển đất nước nên đã tập trung cao nhất cho công tác PCTN với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách hành chính và đưa cơng nghệ thơng tin hiện đại ứng dụng sâu rộng.
Để PCTN, Singapore ban hành Luật CTN và Luật sung công tài sản, thành lập và tăng cường quyền lực tối đa cho Cơ quan Điều tra tham nhũng (CPIB) để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi hối lộ, tham nhũng. Chủ tịch CPIB do Tổng
48
thống bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tổng thống có thể bổ nhiệm Phó Chủ tịch CPIB và các trợ lý của Chủ tịch CPIB, các điều tra viên chuyên ngành của CPIB (Điều 3). CPIB nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ thủ tướng và là cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, có quyền hành cao nhất ở Singapore, được quyền tiến hành điều tra tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, pháp lý…
Thành viên của CPIB có quyền chọn cơ chế hưởng lương theo công chức hoặc hưởng phần thưởng thu được từ Quỹ PCTN (INVEST Fund - Quỹ được trích nộp từ tiền tịch thu tài sản tham nhũng). Các thành viên của CPIB nếu phạm tội tham nhũng hay che giấu tội phạm tham nhũng sẽ bị mất toàn bộ lương hưu và tiền thưởng.
Thủ tục điều tra hành vi tham nhũng được quy định là một thủ tục đặc biệt. Chủ tịch, Điều tra viên chuyên ngành CPIB có quyền bắt, khám xét, thu giữ tang vật (Điều 15), có quyền điều tra như cơ quan cảnh sát mà khơng cần có sự phê chuẩn của cơ quan cơng tố (Điều 17), có thể ra quyết định, tiến hành điều tra đối với các thông tin trong tài khoản ngân hàng, cổ phần (Điều 18). Mức độ điều tra đối với người bị nghi vấn là rất kỹ, bao gồm tài sản của vợ, con; các suất học bổng, quà tặng mà vợ, con người đó được nhận; các cơng ty do vợ, con người đó tham gia góp vốn. Những người từ chối cung cấp thông tin, tẩu tán tài sản hay cản trở quá trình điều tra sẽ bị phạt đến 10.000 SGD. Người nào được CPIB yêu cầu đều phải cung cấp thông tin trung thực, nếu từ chối cung cấp thông tin hoặc đưa thông tin sai sự thật sẽ bị xử phạt, thậm chí bị phạt tù. Các thơng tin mà CPIB hay tòa án cho rằng sẽ gây phương hại đến người tố cáo sẽ được giữ như thơng tin mật.
Hình phạt đối với tội phạm tham nhũng được pháp luật Singapore quy định cụ thể và nghiêm khắc. Luật CTN quy định: Người nào tự mình hay cùng với người khác thực hiện một số hành vi sau thì bị coi là phạm tội tham nhũng: a) đòi hối lộ, tham nhũng hay nhận hối lộ, đồng ý nhận hối lộ cho mình hay người khác; b) đưa hối lộ, hứa hẹn đưa hối lộ cho một người khác về một khoản tiêu cực phí (tiền tham nhũng) nhằm được ưu ái dành một khoản lợi nhuận xá nhân nào đó để: người đó khơng làm một việc về một vấn đề hay giải quyết một việc nào đó mà thực sự có
49
động cơ mục đích rõ ràng; một người nào đó, một nhân viên, một công chức thuộc cơ quan công quyền làm hay khơng làm một việc có liên quan đến một vấn đề gì đó hay giải quyết một việc thực sự có mục đích, liên quan đến cơ quan cơng quyền đó, bị coi là phạm tội và sẽ phải chịu hình thức phạt tiền đến 100.000 đơla Singapore hoặc bị phạt tù không quá 5 năm, hoặc phải chịu cả hai hình phạt đó (Điều 5). Bên cạnh đó, người phạm tội tham nhũng sẽ bị tịch thu sung công khoản vụ lợi và phải nộp phạt một khoản tiền tương đương với khoản vụ lợi bị tịch thu với tư cách là tiền phạt bổ sung. Ngoài ra, người phạm tội tham nhũng còn phải bồi thường cho cơ quan nhà nước bị thiệt hại theo thiệt hại thực tế phát sinh hoặc nộp một khoản tiền