Các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 122 - 124)

8 BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ

2.5. Các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

- Còn thiếu một số quy định để MTTQ và các thành viên tham gia PCTN, như: hoạt động xây dựng thể chế về PCTN và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng trong PCTN nếu thấy cần thiết.

- Cịn thiếu cơ chế để khuyến khích, bảo vệ phóng viên cơ quan báo chí tham gia vào việc đấu tranh PCTN. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa có đủ các biện pháp chế tài đối với đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan báo chí lợi dụng sự ảnh hưởng để vụ lợi, như trường hợp thúc ép các doanh nghiệp phải tham gia quảng cáo trên báo chí…

- Cịn thiếu cơ chế để Ban TTND hoạt động có hiệu quả trong cơng tác PCTN. Hiện nay, pháp luật quy định vai trò của Ban TTND đối với PCTN ở cơ sở là rất lớn, nhưng trên thực tế kết quả hoạt động còn hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là do cơ chế hoạt động của Ban TTND chưa đầy đủ, rõ ràng, còn thiếu cơ chế để Ban TTND thực hiện được trách nhiệm và quyền năng của họ khi tham gia vào công tác PCTN; bản thân những người được cử vào Ban TTND chưa bị ràng buộc về tiêu chuẩn, kết quả hoạt động; kinh phí dành cho hoạt động của Ban TTND và chế độ, chính sách cho những người trong Ban TTND chưa thỏa đáng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, điều này dẫn đến nhiều hành vi tham nhũng ở cơ sở không được phát hiện và xử lý.

2.5. Các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng. nhũng.

Để có cơ sở pháp lý cho cơng tác hợp tác quốc tế trong PCTN, Luật PCTN quy định nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế là: Nhà nước cam kết thực hiện điều ước quốc tế về PCTN mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động PCTN trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi (Điều 89). Luật PCTN quy định trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế, theo đó, TTCP phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan thực hiện

118

hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thơng tin, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong PCTN; VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong PCTN (Điều 90).

Thực hiện các quy định về hợp tác quốc tế trong PCTN, ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Cộng hồ XHCN Việt Nam đã có Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước của LHQ về CTN. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực thi Cơng ước của LHQ về CTN tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010; thành lập Nhóm đánh giá kết quả thực thi Công ước của LHQ về CTN tại Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 02/6/2010. Qua nghiên cứu, rà soát, đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam với yêu cầu của Công ước của LHQ về CTN của các cơ quan chức năng cho thấy: trong số 135 yêu cầu mang tính bắt buộc, pháp luật Việt Nam phù hợp và đáp ứng hoàn toàn được 86 yêu cầu, đáp ứng cơ bản 46 yêu cầu, còn 03 yêu cầu chưa đáp ứng được hoặc mới đáp ứng một phần; trong số 64 yêu cầu mang tính tùy nghi, pháp luật Việt Nam phù hợp và đáp ứng hoàn toàn được 31 yêu cầu, đáp ứng cơ bản 30 yêu cầu, còn 03 yêu cầu chưa đáp ứng được hoặc mới đáp ứng một phần; trong số 23 khuyến nghị, pháp luật Việt Nam phù hợp và đáp ứng hoàn toàn được 23 khuyến nghị, đáp ứng cơ bản 14 khuyến nghị, còn 01 khuyến nghị chưa đáp ứng được [84, tr. 16-17].

Trong khn khổ các chương trình hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tham gia và thúc đẩy nhiều quan hệ song phương và đa phương về PCTN, như diễn đàn Ban Đặc trách về Chống tham nhũng và Đảm bảo minh bạch APEC, Sáng kiến CTN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; chương trình hợp tác đa phương về PCTN khu vực Đông Nam Á (SEAPAC)...

Việt Nam cũng đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của LHQ (UNODC), Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), Quỹ Châu Á (AF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các cơ quan

119

CTN của Malaysia, Singapore, Thái Lan, … để hợp tác trong PCTN với các nội dung chính: (a) hỗ trợ nâng cao năng lực cho các lực lượng chức năng PCTN; (b) phối hợp tổ chức một số chương trình, sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCTN.

Hàng năm, Chính phủ Việt Nam tổ chức các kỳ đối thoại PCTN (2 lần) với các nhà tài trợ để công khai thực trạng, kết quả và đánh giá những chuyển biến trong cơng tác PCTN, trong đó, tập trung vào những ngành, lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao hoặc tham nhũng có tính chất tràn lan (đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, giáo dục, y tế…). Các cơ quan nhà nước của Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của các đại diện quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ và tạo ra cơ hội để học tập kinh nghiệm PCTN.

Những quy định của Luật PCTN về hợp tác quốc tế đã tạo lập cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động hợp tác đa phương và song phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế về PCTN, góp phần nâng cao nhận thức và hành động trong công tác PCTN của nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn cịn có những hạn chế nhất định, còn thiếu quy định để quản lý và tổ chức thực hiện các cam kết của Việt Nam trong việc phê chuẩn Công ước của LHQ về CTN và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam gia nhập hoặc tham gia.

Trong thời gian tới, khi PCTN khơng cịn là vấn đề riêng của bất cứ quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn cầu, của các nước trong khu vực, thì pháp luật về PCTN ở Việt Nam cũng cần phải dựa trên cơ sở các quan hệ hợp tác quốc tế về PCTN, trong đó, chúng ta cần tích cực nghiên cứu, tiếp thu Công ước của LHQ về CTN và những giá trị và kinh nghiệm PCTN của các nước trên thế giới để đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trong tương lai.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)