Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 130 - 135)

8 BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ

3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Việt Nam hiện nay.

Việc HTPL về PCTN ở Việt Nam hiện nay cần xuất phát từ những yêu cầu khách quan, đó là:

Thứ nhất, pháp luật về PCTN phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng đã được Đảng ta xác định trong nhiều văn kiện và nghị quyết, nó là vừa nhiệm vụ vừa là mục tiêu trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Đảng xác định cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác PCTN; đẩy mạnh Cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong Đảng, trong xã hội. Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết CTN, lãng phí. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ

126

chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên. Các tổ chức đảng và đảng viên, cán bộ, công chức phải đề cao tinh thần tự tôn, tự hào về dân tộc, về truyền thống cách mạng của Đảng, từ đó tự tu dưỡng bản thân, đi đầu trong PCTN. Chi bộ đảng phải nắm chắc việc thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội của đảng viên trong chi bộ, giáo dục, nhắc nhở và kịp thời kiểm tra, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm, khơng được dung túng, bao che tham nhũng, lãng phí. Trường hợp có hành vi tham nhũng cần được xử lý thì cấp uỷ đảng phải tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng thực thi pháp luật, đồng thời lãnh đạo cơ quan, đơn vị hồn thành nhiệm vụ chính trị; thực hiện nghiêm túc kết luận xử lý gắn với củng cố nội bộ.

PCTN ngày nay trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có tính cấp bách, là một trong những điều kiện để xây dựng và chỉnh đốn Đảng. PCTN có hiệu quả cũng góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đó cũng là một trong những lý do để Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN.

Để công tác PCTN đạt hiệu quả, các cơ quan của nhà nước phải tập trung nghiên cứu và thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của pháp luật về PCTN. Những yêu cầu của việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước tiến hành thể chế hoá thành pháp luật để thực hiện. Việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCTN cũng là điều kiện thuận lợi để làm trong sạch đội ngũ và nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Thứ hai, pháp luật về PCTN phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN sẽ là một yếu tố hết sức quan trọng đối với PCTN. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam chính là sự vận dụng về cơ bản tồn bộ các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói

127

chung và những giá trị riêng của một nhà Nước pháp quyền XHCN, trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là phải xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Pháp luật là thước đo, là chuẩn mực bắt buộc mọi người phải tuân theo; mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật; tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên cơ sở của pháp luật; pháp luật không chỉ chú trọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và cơng lý mà cịn đặc biệt chú trọng đến sự bình đẳng, công bằng xã hội, chống lại mọi sự phân biệt giàu nghèo, sự thống trị của chủ nghĩa tự do cực đoan. Trong công tác PCTN, pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để nhận diện tham nhũng; tạo lập khn khổ pháp lý để phịng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan PCTN; phát huy vai trị, trách nhiệm của cơng dân, tổ chức trong PCTN; hợp tác quốc tế về PCTN.

Việc tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có tính đặc thù và khơng hồn tồn giống như các nhà nước pháp quyền khác, theo đó, quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập ra để quản lý xã hội, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và vì nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phục vụ nhân dân; pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện được ý chí của nhân dân. Vì vậy, u cầu đặt ra đối với HTPL về PCTN là cần bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời, cũng phải xây dựng đầy đủ cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước cũng như xử lý các trường hợp lạm quyền, lợi dụng quyền lực nhà nước để tiêu cực, tham nhũng.

Hoàn thiện pháp luật về PCTN phải trên cơ sở yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Trong đó, pháp luật về PCTN phải bảo đảm được tính thống nhất với các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là không được chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định khác, đồng thời, gắn kết với các quy định khác

128

tạo thành sự đồng bộ, hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam và bảo đảm phù hợp với thực tiễn để đi vào cuộc sống.

Thứ ba, pháp luật về PCTN phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền KTTT định hướng XHCN và bảo đảm công bằng xã hội.

KTTT định hướng XHCN là mơ hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu KTTT mới trong lịch sử phát triển của KTTT. Phát triển KTTT định hướng XHCN là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của nhân loại, phát huy vai trị tích cực của KTTT trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của KTTT để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của tồn thể nhân dân. Trong q trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN, chắc chắn sẽ gặp phải nhiều trở ngại, trong đó có thể thấy KTTT là cơ hội để nẩy sinh tham nhũng và cũng là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng phát triển. Do đó, bên cạnh phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường thì cũng cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, nhất là các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Để phòng ngừa tham nhũng nẩy sinh từ quá trình phát triển KTTT thì trước hết cần phải xác định rõ các yếu tố của nền KTTT, các quan hệ phát sinh, tồn tại trong nền KTTT, từ đó tìm ra những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nền KTTT. Các quy định của pháp luật đòi hỏi phải phù hợp, chặt chẽ, tạo điều kiện để các quan hệ lành mạnh phát triển và hạn chế, kìm hãm sự nẩy sinh những hiện tượng tiêu cực, lợi dụng cơ chế thị trường để tham nhũng. Chính các yêu cầu của phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã và đang địi hỏi chúng ta phải hồn

129

thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng.

Thứ tư, pháp luật về PCTN phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tham nhũng thường có mục đích, động cơ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Những người có chức vụ, quyền hạn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để tham nhũng, che dấu hành vi vi phạm, tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng và trốn tránh trách nhiệm… Vì vậy, pháp luật về PCTN phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, ngăn chặn không để những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời có đủ các cơ chế tích cực nhất để phát hiện và xử lý tham nhũng kịp thời và hiệu quả.

Trong những năm qua, công tác PCTN đã phát huy tác dụng, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (nó nguyên nhân do pháp luật cịn có những hạn chế, bất cập, chưa đủ nghiêm minh) nên tham nhũng vẫn còn xẩy ra phổ biến gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, các quy định của pháp luật PCTN phải hướng tới việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thứ năm, pháp luật về PCTN phải đáp ứng yêu cầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Từ thực tiễn cho thấy chỉ có dựa vào sức mạnh của nhân dân mới xây dựng được chính quyền trong sạch, giữ vững kỷ cương, an ninh, quốc phòng, tạo động lực to lớn phát triển KTXH, trong cuộc đấu tranh CTN cũng vậy, khơng thể thiếu vai trị của nhân dân. Phần lớn các vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện xuất phát từ nhân dân thông qua nhiều hình thức phản ánh khác nhau. Vì lẽ đó, mà trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương mang tính chiến lược là phải dựa vào nhân dân để PCTN.

Phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh PCTN là một biện pháp hiệu quả, bởi vì nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước. Trong rất nhiều nghị quyết

130

và trong các bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn đều khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh PCTN. Trong thời gian qua chúng ta đã tiến hành một số biện pháp phát huy vai trị của nhân dân vào cơng tác PCTN và thực tế đã đạt được hiệu quả như: tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hằng năm để tạo điều kiện cán bộ, cơng chức trực tiếp góp ý, phê bình, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, đồn kết, qua đó góp phần cảnh báo, răn đe, phòng ngừa làm hạn chế các hành vi tham nhũng có thể xảy ra; tiến hành thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân giám sát quyền lực nhà nước và tham gia đấu tranh PCTN; tổ chức tiếp dân để tiếp thu ý kiến của dân, thơng qua đó để thanh tra, kiểm tra và phát hiện, ngăn chặn, khắc phục, xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước để người dân tự giác nhận trách nhiệm tham gia xây dựng cộng đồng trong sạch; tổ chức các hịm thư góp ý, đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh và xử lý đơn thư tố cáo về tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thơng để tun truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia tích cực vào công tác PCTN...

Trên thực tế, rất nhiều vụ tham nhũng được phát hiện xuất phát từ tố cáo, phản ánh của nhân dân, trong đó có những vụ mặc dù được thực hiện bằng thủ đoạn có tinh vi nhưng vẫn không che được tai mắt của nhân dân. Từ thực tiễn cho thấy vai trò của nhân dân đối với công tác PCTN là rất quan trọng. Vì vậy cần phải phát huy vai trị của nhân dân đối với công tác PCTN và việc HTPL về PCTN cần xuất phát từ những yêu cầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)