5 Điều 18 Luật PCTN quy định “Doanh nghiệp của Nhà nước có trách nhiệm công khai vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi, báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán, việc trích, lập và
2.2.1. Các quy định về nguyên tắc, biện pháp xử lý tham nhũng.
Xử lý tham nhũng là biện pháp chế tài của nhà nước đối với người có hành vi tham nhũng và những người có liên quan đến tham nhũng. Việc xử lý tham nhũng khơng chỉ nhằm mục đích trừng trị người có hành vi tham nhũng mà cịn có mục đích răn đe, giáo dục đối với xã hội.
- Về nguyên tắc xử lý tham nhũng, Điều 4 Luật PCTN quy định: mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh; người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy
86
định của pháp luật; người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật; người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện; tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hồn theo quy định của pháp luật.
Pháp luật xác định rõ hành vi nào là hành vi tham nhũng, quy định cách thức xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng, đồng thời, có biện pháp xử lý những người có liên quan cũng như tài sản do tham nhũng chiếm đoạt.
Luật PCTN quy định người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 1 Điều 68 và Điều 69 Luật PCTN). Trong số 14 hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật PCTN (có 12 khoản), thì:
- Có 9 hành vi tham nhũng (từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 3 Luật PCTN) đã được Chương XXI, Bộ luật Hình sự (Các tội phạm về chức vụ) quy định tội phạm và hình phạt tại 09 điều luật (07 điều ở Mục A - Các tội phạm về tham nhũng – gồm các Điều 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284; 02 điều ở Mục B – Các tội phạm khác về chức vụ - Điều 289 và 290)6. Hình phạt áp dụng đối với tội phạm tham nhũng được Bộ luật Hình sự quy định nghiêm khắc, trong đó, hình phạt cao nhất là tử hình, có thể được áp dụng trong trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 279 (Tội tham ô), Điều 280, (Tội nhận hối lộ), Điều 289 (Tội đưa hối lộ). Khi một người bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có
6 tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; tội lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; tội lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; tội đưa hối lộ; tội làm môi giới hối lộ.
87
hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thơi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (Điều 69 Luật PCTN).
- 05 hành vi tham nhũng còn lại7 (từ khoản 9 đến khoản 12 Điều 3 Luật PCTN) chưa được quy định là tội phạm nên chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hành chính.
Về hình thức, thủ tục xử lý kỷ luật hành chính, Luật PCTN khơng quy định mà được quy định trong các văn bản pháp luật khác, chẳng hạn như việc cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hành chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 quy định 4 hình thức xử lý kỷ luật cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm (Điều 78) và 6 hình thức xử lý công chức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (Điều 79). Luật Viên chức năm 2011 quy định 4 hình thức xử lý viên chức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Điều 52).
Bên cạnh xử lý đối với người có hành vi tham nhũng, Luật PCTN quy định những người mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng nhưng do có liên quan đến người có hành vi tham nhũng cũng bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, bao gồm: người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng; người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật PCTN và quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 2 đến khoản 6 Điều 68).
Đối với tài sản tham nhũng, Luật PCTN quy định: Tài sản tham nhũng phải
7 lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi,
88
được thu hồi, tịch thu (Điều 4). Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 70). Đối với tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngồi, trên cơ sở điều ước quốc tế, Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngồi trong việc thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp (Điều 71).