8 BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ
3.3.1. Hoàn thiện các quy định về phòng ngừa tham nhũng.
3.3.1.1. Hồn thiện các quy định về cơng khai, minh bạch của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường chế độ kiểm soát và chế tài đối với các trường hợp không chấp hành nghiêm quy định về công khai, minh bạch.
- Xây dựng và ban hành quy định về minh bạch quá trình hoạch định, trình và ban hành chính sách, pháp luật, trong đó, cơ quan chủ trì xây dựng văn quy phạm pháp luật phải công khai dự thảo lên website của bộ, ngành, đơn vị mình để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội (trừ những văn bản có nội dung phải bảo vệ bí mật nhà nước). Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải cơng khai ý kiến của mình về nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành mình chủ trì xây dựng. Văn phịng Quốc hội cơng khai, minh bạch các ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội thảo luận góp ý dự thảo luật, pháp lệnh; công khai, minh bạch q trình tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo luật, pháp lệnh. Bổ sung quy định cụ thể các trường hợp Chính phủ lấy ý kiến của nhân dân về những vấn đề quan trọng của đất nước trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Xây dựng quy trình ban hành quyết định hành chính và bảo đảm thực hiện việc cơng khai, minh bạch q trình ban hành quyết định hành chính. Bổ sung quy định về cơng khai, minh bạch quá trình ra quyết định giải quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý, nhất là các quyết định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp.
- Rà soát để tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước theo hướng: một mặt quy định chặt chẽ việc bảo vệ bí mật nhà nước và xử lý nghiêm đối với các trường hợp làm lộ, lọt bí mật nhà nước làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (nhất là an ninh chính trị, an ninh kinh tế, quốc phòng, quân sự), nhưng cũng nên loại bỏ các nội dung khơng cần thiết phải giữ bí mật trong danh mục bí mật nhà nước để tạo điều kiện thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, như
132
dự thảo kết luận thanh tra để giải quyết khiếu nại của công dân không nhất thiết là văn bản phải bảo vệ theo chế độ tài liệu Mật. Tiến hành xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.
- Sửa đổi, bổ sung các lĩnh vực và hoạt động phải công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý KTXH. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung cần quán triệt thực hiện nguyên tắc mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) để rà sốt các lĩnh vực, hoạt động đã được pháp luật quy định công khai, minh bạch và đánh giá, đề xuất giải pháp cụ thể. Chẳng hạn: cần phải quy định rõ việc công khai, minh bạch đối với việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhất là những cơ chế, chính sách có tầm ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh như giá cả thị trường của các mặt hàng quan trọng: giá đất, giá điện, giá xăng dầu, các loại hàng hóa do Nhà nước quản lý. Bởi vì trên thực tế đã xảy ra sự cấu kết của doanh nghiệp với những người xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách để tạo ra sự chênh lệch giá cả và sinh ra lợi nhuận rất lớn; hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quan hệ với những người có chức, có quyền biết trước sự thay đổi về cơ chế, chính sách nên đầu tư nguồn lực và chỉ trong một thời gian ngắn đã thu lợi một khoản tiền khá lớn.
Đối với các lĩnh vực đã có quy định về cơng khai, minh bạch trong Luật PCTN cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các trường hợp cụ thể phải thực hiện công khai, minh bạch, nhất là các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao.
- Bổ sung hình thức cơng khai, minh bạch. Ngồi các hình thức cơng khai, minh bạch mà pháp luật quy định như hiện nay thì cần mở rộng thêm hình thức khác để các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận nhanh hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn. Đặc biệt, với yêu cầu sử dụng trang thông tin điện tử địi hỏi các cơ quan nhà nước phải cơng khai, minh bạch và cập nhật các hoạt động của mình trên các trang thơng tin điện tử theo quy định của pháp luật.
133
định về công khai, minh bạch, nhất là các nội dung mà pháp luật quy định bắt buộc phải công khai, minh bạch nhưng không công khai, minh bạch hoặc chậm thực hiện trên thực tế. Đồng thời, các trường hợp vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hình thức cơng khai, minh bạch cũng cần phải có biện pháp chế tài xử lý.
- Ban hành Luật tiếp cận thơng tin, trong đó, quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể các trường hợp cơng dân có quyền u cầu cung cấp thơng tin (đi liền với quyền là nghĩa vụ); được tiếp cận thông tin; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp thơng tin khi có u cầu; các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền được thông tin; chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quyền được thông tin. Luật phải hướng đến quy định công dân được sao chụp, khảo cứu các tài liệu, thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến trách nhiệm của mình. Nếu khơng được đáp ứng, cơng dân có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, quyền được thông tin, việc được tiếp cận thơng tin của cơng dân cũng có phạm vi, giới hạn của nó, đó là khơng vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, khơng xâm phạm bí mật đời tư, bí mật kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền được thơng tin phải cụ thể, rõ ràng và có tính khả thi (như yêu cầu cung cấp tài liệu thì phải trả chi phí phơ tơ, quản lý tài liệu…) và phải có những hình thức xử lý các trường hợp lợi dụng quyền được thông tin để gây rối hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Sửa đổi quy định về công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị bắt buộc phải công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành và kết quả thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được quy định để các tổ chức, cá nhân giám sát.
- Bổ sung quy định trách nhiệm và chế tài trong trường hợp ban hành quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn không phù hợp, không đúng quy định nhằm ngăn chặn việc ban hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn tùy tiện, tràn lan và thiếu thống nhất, công bằng (như về tiền thưởng, tiền lương ngoài quy định của nhà nước, nhiều
134
ngành, cơ quan đã ban hành quy định riêng để áp dụng trong nội bộ ngành, cơ quan mình, có những nơi số tiền mỗi người được hưởng rất cao, hơn nhiều lần đối với các ngành, cơ quan khác, nên tạo ra sự thiếu công bằng trong xã hội).
- Bổ sung cơ chế để các cơ quan chức năng có đủ điều kiện thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc ban hành và thực hiện quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó, bổ sung các quy định mới, sửa đổi, huỷ bỏ các quy định khơng cịn phù hợp, bảo đảm sự công bằng, thống nhất, phù hợp (cần có cơ chế để tiến hành kiểm tra, rà soát diện rộng đối với việc ban hành và thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng).
3.3.1.3. Hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí cơng tác của cơng chức
- Hồn thiện quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức theo lĩnh vực và ngành nghề, trong đó, đối với những ngành, nghề có tính chất quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân (nghề y, nghề giáo...) và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp (ngành thuế, hải quan...) thì cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cũng nên khuyến khích xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp với ngành nghề kinh doanh trên cơ sở quy tắc chung (theo mẫu) để xây dựng mơi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tiếp tay, dung dưỡng tham nhũng.
- Quy định cụ thể hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trong đó, đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc có tính chất nguy hại hơn (như: cán bộ ngành cơng an có văn bản chào mời doanh nghiệp chi tiền bảo vệ an ninh trật tự nhân dịp Tết làm ảnh hưởng uy tín của ngành; phóng viên báo chí lợi dụng việc chống tiêu cực để đe dọa người có dấu hiệu tiêu cực, ép doanh nghiệp ký hợp đồng quảng cáo) thì hình thức xử lý kỷ luật ở mức độ cao hơn. Đồng thời, cũng cần bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.
135
tặng theo hướng: bổ sung quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, phải làm và nên làm; bổ sung quy định về các trường hợp phải nộp lại quà tặng và trách nhiệm đối với những người tặng quà, nhận q khơng đúng quy định; tăng hình thức xử lý đối với các chủ thể vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng, để bảo đảm những qui định này được thực hiện nghiêm túc, tránh việc lợi dụng để thực hiện hành vi đưa và nhận hối lộ, đặc biệt tăng hình thức xử lý đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách để tặng quà và cán bộ, công chức, viên chức nhận quà tặng không báo cáo, kê khai, nộp lại quà tặng theo quy định; thu hồi lại quà tặng không đúng quy định về ngân sách. Để xây dựng cơ chế kiểm soát được việc tặng quà, nhận quà tặng là một vấn đề rất khó khăn, vì trên thực tế việc tặng quà và nhận quà tặng rất phổ biến và nó được thể hiện dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau, có khi bằng thủ đoạn tinh vi rất khó kiểm sốt, phát hiện. Thực tiễn hiện nay đã và đang đặt ra là tính đa dạng và phức tạp của các loại quà tặng, nó khơng chỉ giới hạn bởi các q tặng mà pháp luật đã quy định, có loại quà tặng khó có thể xác định được giá trị thực và quy ra bằng tiền nhưng nó có giá trị khơng nhỏ, như điểm học, sex, sim điện thoại,… đòi hỏi quá trình phải tập trung nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện quy định về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước: quy định danh mục các vị trí định kỳ phải chuyển đổi; không áp dụng sự chuyển đổi trong một số trường hợp như ở những cơ quan, tổ chức, đơn vị có số lượng cán bộ cơng chức ít, trình độ chun mơn khác nhau, khơng thể chuyển đổi vị trí cho nhau; sửa đổi thời gian bắt buộc phải chuyển đổi vị trí cơng tác trong một số trường hợp như: cán bộ, công chức, viên thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm kỳ (chấp hành viên, thẩm phán, kiểm sát viên,…), thì thời gian chuyển đổi thực hiện theo nhiệm kỳ.
3.3.1.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; ban hành các quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
136
- Sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, bảo đảm nhanh gọn, hiệu quả. Bổ sung quy định về công khai, minh bạch bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, tiến tới tất cả các bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức phải được công khai, minh bạch (kể cả kê khai lần đầu và kê khai bổ sung), trừ những trường hợp đặc biệt, liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các biện pháp phát hiện và xử lý vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Chẳng hạn như: truy kích tài khoản cá nhân ở trong nước, nước ngoài…
- Xây dựng Đề án kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trong đó, quy định rõ những đối tượng mà nhà nước phải kiểm soát tài sản, thu nhập và phương pháp, cách thức kiểm sốt phù hợp, có tính khả thi, nhất là những người có chức vụ, quyền hạn. Những trường hợp có biến động lớn về tài sản, thu nhập, thì phải có trách nhiệm giải trình về sự biến động đó, nếu khơng giải trình được một cách hợp lý thì tuỳ từng trường hợp mà có biện pháp xử lý đối với người có tài sản và khối tài sản đó; hình thức, biện pháp xử lý đó là xem xét, xử lý đối với chức vụ, quyền hạn cơng tác của người đó, thu hồi sung cơng, phạt tiền, yêu cầu nộp thuế đối với tài sản không chứng minh được nguồn gốc chính đáng. Ngồi ra, cũng cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các điều kiện bảo đảm kiểm sốt được thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để các quy định này được thực hiện hiệu quả trên thực tế.
3.3.1.5. Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xẩy ra tham nhũng.
- Bổ sung nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ: tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ theo định kỳ và đột xuất để phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
- Quy định rõ hình thức xử lý đối với các trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xẩy ra tham nhũng: a) không tiến hành kiểm tra để phát hiện tham nhũng nên không biết tham nhũng xẩy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;
137
b) báo cáo sai sự thật về thực trạng, tình hình tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; c) bao che, không xử lý tham nhũng hoặc xử lý không nghiêm; d) lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc phát hiện, xử lý tham nhũng trogn cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì tùy theo tính chất, mức độ để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bổ sung quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Ban hành cơ chế thay thế kịp thời cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc tạm thời không đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý khi có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng. Hình thành thơng lệ, khuyến khích cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ động từ chức vì lý do trách