Quy định về vai trò và trách nhiệm của tổ chức.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 114 - 122)

8 BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ

2.4.2. Quy định về vai trò và trách nhiệm của tổ chức.

2.4.2.1. Về vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Luật PCTN quy định MTTQ và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa tham nhũng; động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN. MTTQVN và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.

Thực hiện Luật PCTN, MTTQ và các tổ chức thành viên đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc tuyên truyền pháp luật về PCTN; thực hiện việc giám sát đối với công tác PCTN, nhất là các lĩnh vực có nguy cơ thực hiện cao như: quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước, mua sắm công, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, cấp giấy phép xây dựng, thu chi các loại phí, lệ

110

phí, các khoản đóng góp của nhân dân, nạn mãi lộ trong lĩnh vực giao thông và triển khai một số hoạt động trong công tác PCTN. Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã cùng với Chính phủ xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, xây dựng pháp luật, giám sát và phản biện xã hội... MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên cũng đã tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng thể chế, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư; tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; kịp thời chuyển tải đến cơ quan chức năng những ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, phản ảnh của nhân dân, những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các thơng tin tố cáo tham nhũng. Qua giám sát, đã phát hiện được một số vụ việc tham nhũng và góp phần vào công tác PCTN ở nhiều địa bàn.

2.4.2.2. Về vai trò và trách nhiệm của báo chí

Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trong đấu tranh PCTN; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong PCTN; lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong PCTN; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động PCTN. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động PCTN. Khi đưa tin về vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo phải đưa tin trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó.

Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được tố cáo của cơng dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc VKSND bằng văn bản. Cơ quan điều tra, VKSND có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết. Cơ quan báo chí có quyền đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng từ các thơng tin, tài liệu mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thơng tin được đăng tải trên báo chí. Trường hợp có căn cứ cho rằng kiến

111

nghị, phản ánh, tin, bài, tố cáo của cơng dân về vụ việc tham nhũng khơng có cơ sở thì cơ quan báo chí thơng báo cho cơng dân về việc không đưa tin và nêu rõ lý do.

Hoạt động tác nghiệp của báo chí và các cơ quan truyền thông trong PCTN ngày càng nhiều hơn, sâu hơn, chặt chẽ hơn với việc tăng cường nhiều chuyên trang, chuyên mục về chủ đề PCTN trên báo, tạp chí. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng và điều quan trọng nữa là báo chí là cơng cụ để phản ánh các thông tin về tham nhũng: hành vi tham nhũng, chủ thể thực hiện hành vi, nguyên tắc, việc thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN của các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên trách về PCTN. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được báo chí phát hiện, cơng khai với cơng luận, có tác dụng giúp các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý tham nhũng. Có thể nói, báo chí đã trở thành cơng cụ hữu hiệu trong cơng tác PCTN, góp phần quan trọng vào cơng tác PCTN ở nước ta trong thời gian qua. Với sự đồng hành và vai trò quan trọng của báo chí, PCTN đã trở thành vấn đề thời sự trong đời sống chính trị, KTXH, được nhân dân, cán bộ, cơng chức quan tâm theo dõi, góp phần tun truyền rộng rãi về quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, nâng cao nhận thức của xã hội về PCTN... Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan báo chí vi phạm quy định nghề nghiệp, hoặc bao che, không phản ánh các vụ việc, hành vi tham nhũng hoặc lợi dụng dân chủ, công luận đưa thông tin thất thiệt, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, đã bị cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm.

2.4.2.3. Về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

Doanh nghiệp có trách nhiệm thơng báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng. Trong điều kiện của mình, doanh nghiệp có trách nhiệm tun truyền pháp luật về PCTN cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp; vận động cán bộ, người lao động thực hiện các quy định của Luật PCTN; tổ chức các hình thức động viên, giáo dục cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp thực hiện quy tắc ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng. Nhà

112

nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế kiểm sốt nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham ô, đưa hối lộ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các tổ chức khác tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác PCTN.

Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền pháp luật về PCTN cho các hội viên; vận động hội viên thực hiện các quy định của Luật PCTN; tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; tích cực tham gia vào việc PCTN; kiến nghị với Nhà nước hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm PCTN; xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm sốt nội bộ nhằm phịng ngừa, phát hiện tham nhũng; thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng.

Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phịng ngừa tham nhũng thơng qua việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ nhằm PCTN; khuyến khích việc phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi tham nhũng phát sinh trong nội bộ hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đã có sự phát triển đáng kể, trong đó vcó nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đã tổ chức nhiều hoạt động trong cơng tác PCTN, góp phần vào việc phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng. Một số hiệp hội ngành nghề đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt và phổ biến các quy định về PCTN, các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh PCTN, nhiều doanh nghiệp xây dựng quy tắc ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, quan tâm đổi mới phương pháp, cách thức kinh doanh, cải tiến công nghệ, kỹ thuật, thực hiện

113

cạnh tranh lành mạnh, không đưa hối lộ để giành lợi thế kinh doanh… Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các diễn đàn về tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, qua đó đã nâng cao nhận thức, đóng góp nhiều ý kiến, hoạt động nhằm tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt công tác PCTN… Tuy nhiên, sự tham gia vào công tác PCTN của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong những năm qua vẫn còn hạn chế, kết quả đạt được chưa rõ nét. Có nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho tham nhũng. Để giành lợi thế kinh doanh hoặc để che dấu vi phạm, có doanh nghiệp đã chủ động đưa hối lộ cho những người có chức, có quyền. Vì lợi nhuận mà có doanh nghiệp đã tác động mạnh mẽ vào các cơ quan công quyền để tạo được cơ chế chỉ có lợi cho mình. Có doanh nghiệp cịn hậu thuẫn về kinh tế cho những người có chức, có quyền hoặc những người tham gia ứng cử vào các chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể…

2.4.2.4. Về vai trò và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Khi cần thiết, Ban TTND được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao cho xác minh những vụ việc nhất định. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ban TTND tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban TTND có trách nhiệm cung cấp thơng tin, cử người tham gia khi được yêu cầu.

Ban TTND giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN thông qua ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, người lao động về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; phát hiện hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn, cơ

114

quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; trực tiếp hoặc thông qua Ban Thường trực Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn, BCH cơng đồn cơ sở kiến nghị với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hành vi tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó.

Trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN, Ban TTND có quyền đề nghị Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, người có hành vi tham nhũng thì Ban TTND kiến nghị Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Vai trị và trách nhiệm của Ban TTND đối với cơng tác PCTN là khá quan trọng, bởi hầu hết các tổ chức cơ sở đều có ban TTND, và nhiều nơi hoạt động của ban TTND thông qua hoạt động của mình, đã giúp chính quyền các cấp phát hiện được một số tiêu cực, tham nhũng diễn ra ở cơ sở. Tuy nhiên, do tổ chức và năng lực của TTND cịn có những hạn chế, cơ chế hoạt động của ban TTND còn thiếu, chưa mang lại hiệu quả nên trên thực tế thì số vụ việc tham nhũng mà ban TTND phát hiện là rất ít.

Nhìn chung, pháp luật về PCTN đã góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trị

của cơng dân và tổ chức trong PCTN. Trong đó, pháp luật đã xác lập quyền, nghĩa vụ của công dân trong tố cáo tham nhũng và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong tiếp nhận, giải quyết tố cáo tham nhũng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng; quy định tương đối cụ thể và rõ ràng vai trò và trách nhiệm của MTTQ (và các tổ chức thành viên), báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và Ban TTND trong PCTN. Nhiều vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, xử lý thông qua ý kiến phản ánh của cơng dân, các tổ chức nói trên, nhất là cơng dân và báo chí. Tuy nhiên, các quy định hiện hành

115

liên quan đến vấn đề này vẫn cịn có một số hạn chế sau:

- Còn thiếu cơ chế bảo vệ người tố cáo. Mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định để bảo vệ người tố cáo song chưa đủ. Trên thực tế, đã có một số trường hợp cơng dân tích cực đấu tranh PCTN bị trả thù mà chưa được bảo vệ kịp thời. Có những trường hợp công dân biết được hành vi tham nhũng, người thực hiện hành vi tham nhũng, tài sản tham nhũng nhưng vì sợ bị trả thù nên họ khơng tự giác và hứng khởi trong việc cung cấp thông tin về tham nhũng cho các cơ quan chức năng. Mặt khác, bên cạnh việc bảo vệ người tố cáo cũng cần phải bảo vệ cả người thân trong gia đình họ nhưng pháp luật chưa quy định đầy đủ. Trên thực tế, có những trường hợp sự trả thù khơng nhằm thẳng vào người tố cáo mà nhằm vào vợ (chồng), con, cháu của họ. Ngoài ra, sự trả thù đối với người tố cáo có khi khơng nhằm trực tiếp vào thân thể người tố cáo và nhân thân của họ mà vào tài sản thuộc quyền sở hữu của họ, vào những quyền nhân thân, quyền tài sản, quyền tự do của họ… Từ đó cho thấy, để bảo vệ được người tố cáo là một việc làm không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên cứu rất kỹ và có biện pháp bảo vệ bằng nhiều cách, có như vậy mới bảo đảm để công dân dám mạnh dạn đứng ra tố cáo tham nhũng.

- Pháp luật hiện hành quy định không xem xét, giải quyết các trường hợp tố cáo nặc danh, mạo danh. Trong điều kiện cơ chế về bảo vệ người tố cáo tham nhũng chưa đầy đủ nên nhiều trường hợp bản thân người tố cáo tham nhũng không dám lộ diện, do đó, thay vì họ đứng danh viết đơn tố cáo thì họ lại khơng cơng khai danh tính của mình hoặc mạo danh người khác. Mặc dù việc quy định không xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo mạo danh và nặc danh cũng xuất phát từ những cơ sở cả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)