8 BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ
3.3.3. Hoàn thiện quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng.
lý được tham nhũng, hạn chế những tác động xấu do tham nhũng gây ra, đồng thời, chấm dứt được tình trạng đơn thư tố cáo nặc danh dẫn đến nghi ngờ, mất đoàn kết.
3.3.3. Hoàn thiện quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng. tham nhũng.
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên trách CTN có ý nghĩa quan trọng và có khi quyết định đến sự thành công hay thất bại trong PCTN. Phần lớn các nước trên thế giới không thành lập cơ quan chuyên trách riêng biệt mà giao chức năng PCTN cho cơ quan cảnh sát để điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng. Ưu điểm của mơ hình này là khi cần thiết có thể huy động tối đa lực lượng để điều tra xử lý vụ án tham nhũng có tính chất phức tạp hoặc có nhiều đối tượng tham gia, nhưng có hạn chế là thiếu sự chuyên sâu trong điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng – loại tội phạm có tính chất đặc thù.
Trên thế giới có khoảng 10 nước (như Singapore, Malaisia, Indonesia, Hồng Công) thành lập cơ quan CTN chuyên trách cấp bộ (Uỷ ban CTN) và được tổ chức cho đến địa phương, với địa vị pháp lý tương đối độc lập và được trao quyền khá lớn. Đây là mơ hình được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay, bởi có sự độc lập cao hơn các mơ hình khác và tạo được sự đồng bộ, thống nhất về chủ trương và hành động trong PCTN.
Một số nước giao cho chức năng PCTN cho các cơ quan thanh tra, giám sát, như Hàn Quốc (Ban Thanh tra và Kiểm toán), Trung Quốc (Bộ Giám sát Hành chính), Ai Cập (Cơ quan Giám sát Hành chính). Với mơ hình này, các cơ quan CTN chỉ có thể tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra hành chính cơng khai chứ khơng thể tiến hành các hoạt động trinh sát, điều tra nên nó có những hạn chế khi vụ việc tham nhũng có tính chất phức tạp, quy mô lớn.
Một số quốc gia phát triển (CHLB Đức, Pháp) không thành lập cơ quan chuyên trách hoặc cơ quan có thẩm quyền riêng về PCTN, không xây dựng hệ thống pháp luật riêng để PCTN. Ưu điểm của mơ hình này là bảo đảm hệ thống tổ
146
chức gọn nhẹ, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong phát hiện và xử lý tham nhũng. Một số quốc gia theo mơ hình này đang tiến hành nghiên cứu chuyển đổi sang mơ hình thành lập cơ quan CTN độc lập.
Nhìn chung, việc xác định mơ hình cơ quan chuyên trách PCTN phù hợp ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Từ kinh nghiệm của pháp luật về PCTN của Singapore và Thái Lan được nêu ở mục 1.4 của Chương 1 Luận án này, tơi cho rằng, để PCTN có hiệu quả, ở Việt Nam cần quy định việc thành lập
một hệ thống cơ quan chun trách phịng, chống tham nhũng có tính chất độc lập tương đối, trong đó:
- Ở Trung ương: thành lập 01 đơn vị PCTN tương đương cấp bộ, trong đó có các cục nghiệp vụ, tác chiến; văn phòng; các vụ chức năng: xây dựng thể chế PCTN; tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN; kiểm tra, giám sát nội bộ; hợp tác quốc tế về PCTN; tổ chức cán bộ; đào tạo nghiệp vụ CTN.
- Ở địa phương: cấp tỉnh gọi là Cục PCTN (có các phịng nghiệp vụ, văn phịng); cấp huyện gọi là Phòng PCTN. Cục PCTN và Phòng PCTN được bố trí theo ngành dọc, độc lập hồn tồn và khơng phụ thuộc vào chính quyền địa phương.
- Các cơ quan chuyên trách PCTN trên có các chức năng, nhiệm vụ:
+ Kiểm tra, giám sát quá trình và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phát hiện những sơ hở yếu kém, sai phạm trong quản lý làm cơ sở tiền đề nảy sinh tham nhũng (chức năng phòng ngừa);
+ Tiếp nhận, điều tra các tố giác về các hành vi tham nhũng (chức năng phát hiện); khi cần thiết thì được huy động lực lượng của các cơ quan cảnh sát và cơ quan chuyên môn tham gia điều tra (đối với vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có quy mơ lớn hoặc có tính chất chun mơn, chun ngành)
+ Khởi tố, điều tra, kết luận và đề nghị viện kiểm sát truy tố trước pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật10 đối với người có hành vi tham nhũng (chức năng xử lý).
147
các quyền năng nhằm bảo đảm cho việc điều tra đạt kết quả tốt nhất, như: yêu cầu các tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan; khám xét hiện trường, thu thập chứng cứ; kiểm tra tài sản, thu nhập, kể cả các khoản tiền, tài sản, cổ phần, cổ phiếu và các loại tiền gửi khác của người hoặc của vợ, con của người có hành vi tham nhũng, trong trường hợp cần thiết có thể phong tỏa, kê biên tiền, tài sản liên quan đến tham nhũng làm cơ sở để giải quyết vụ án; ra quyết định đình chỉ cơng tác, bắt giam, tạm giữ, khám xét người có dấu hiệu hoặc có hành vi tham nhũng; ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra; quyết định xử lý tài sản tham nhũng.
Để thực hiện được phương án này thì khơng cần Văn phịng BCĐ PCTN ở Trung ương và cấp tỉnh và các đơn vị chuyên trách về PCTN ở các cơ quan thanh tra, công an, kiểm sát như hiện nay.
Cơ sở lý luận của việc thành lập cơ quan PCTN độc lập tương đối xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật đặc thù, người thực hiện hành vi tham nhũng thường là những người có chức, có quyền trong xã hội, nếu cơ quan CTN thiếu tính độc lập thì rất khó có thể bảo đảm tính khách quan trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
Thứ hai, thủ đoạn thực hiện hành vi tham nhũng rất tinh vi, rất khó phát hiện,
vì vậy cần có cơ quan độc lập để tập trung áp dụng các biện pháp đặc biệt để đấu tranh với tham nhũng.
Thứ ba, thực trạng tham nhũng hiện nay vẫn còn ở mức độ nghiêm trọng, phổ
biến, thể hiện rất rõ là tham nhũng xẩy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nhưng kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong thời gian qua còn khiêm tốn, mục tiêu ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng đã được xác định nhưng 5 năm qua chuyển biến chậm và chưa mạnh mẽ.
Trong điều kiện hiện nay, việc thành lập cơ quan PCTN độc lập còn gặp những khó khăn cả về nhận thức và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nhưng với yêu