5. Kết cấu luận văn
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp
Hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu tác động từ nhiều nhân tố khác nhau. Một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp mạnh, tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình cũng nhƣ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải tận dụng tất cả các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ của các yếu tố sau:
1.2.4.1. Ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp
Ngƣời lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định chiến lƣợc phát triển, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, công nghệ đƣợc áp dụng mà họ cịn có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Theo Edgar Schein lãnh đạo tác động đến văn hóa doanh nghiệp theo năm cơ chế căn bản là: truyền đạt giá trị qua giao tiếp, quan phản ứng trƣớc vấn đề tổ chức hay gặp phải hay trƣớc khủng hoảng, lãnh đạo bằng tấm gƣơng, phân chia lợi ích và đãi ngộ, tiêu chí tuyển chọn và thải loại nhân viên.
- Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp
- Lãnh đạo hình thành, ni dƣỡng mơi trƣờng và những chuẩn mực
văn hóa
- Tuyển chọn những ngƣời phù hợp với hệ giá trị văn hóa
- Lãnh đạo là tấm gƣơng và động lực cho nhân viên
- Lãnh đạo là ngƣời thay đổi văn hóa doanh nghiệp
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách lâu dài và đạt hiệu quả cao cần phải xây dựng cho doanh nghiệp mình những quy tắc về ứng xử trong nội bộ phù hợp với doanh nghiệp của mình nhằm điều chỉnh mối quan hệ trong doanh nghiệp: của lãnh đạo với cấp dƣới,
của cấp dƣới với lãnh đạo, giữa các đồng nghiệp, với công việc, với khách hàng, trong đàm phán với các đối tác.
Nếu một doanh nghiệp có những giá trị văn hóa phù hợp để mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống các quy định bao gồm: những vấn đề liên quan tính chuyên nghiệp nhƣ mức độ đạt u cầu của cơng việc, sự hài hịa giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hiệu quả làm việc, đo lƣờng mức độ hài lịng của khách hàng...thì sẽ tạo ra đƣợc sự kết dính, đồn kết, gắn bó giữa các thành viên.
1.2.4.3. Lịch sử truyền thống của doanh nghiệp
Trải qua quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều hình thành nên những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và bản sắc văn hóa. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã xuất hiện và định hình trong lịch sử vừa là chỗ dựa nhƣng cũng có thể thành rào cản tâm lý khơng dễ vƣợt qua trong việc hình thành và phát triển những đặc trƣng văn hóa mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thì lịch sử hình thành phát triển khác nhau do đó cũng có những đặc trƣng về văn hóa khác nhau. Nếu một doanh nghiệp có nền văn hóa mang đậm bản sắc đã hình thành trong tâm trí của mọi thành viên trong doanh nghiệp thì văn hóa doanh nghiệp càng có khả năng, cơ hội phát triển đạt mức cao hơn và ngƣợc lại.
1.2.4.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau thì có những đặc trƣng văn hóa khác nhau. Các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ có văn hóa khác với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thời trang có văn hóa khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ…Đây có thể gọi là văn hóa ngành nghề và cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp. Nhà
quản lý cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp và trung hòa những nét tƣơng đồng nhất của các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp để tạo hiệu quả cao trong quá trình quản lý.
1.2.4.5. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Hình thức sở hữu hay các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng tạo ra nét khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp đó. Các cơng ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa, lối ứng xử khác với các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty nhà nƣớc hay các cơng ty liên doanh...Có sự khác biệt này vì bản chất hoạt động và điều hành cũng nhƣ quá trình ra quyết định của các loại hình cơng ty này là khác nhau.
1.2.4.6. Văn hóa vùng miền
Văn hóa vùng miền ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp thể hiện cụ thể nhất thông qua các thành viên đến từ các vùng miền khác nhau trong doanh nghiệp. Mỗi địa phƣơng vùng miền khác nhau đều có các giá trị văn hóa khác nhau đơi khi là trái ngƣợc nhau. Các hành vi của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của văn hóa vùng miền của họ và nó khơng dễ dàng thay đổi bằng các quy định, quy chế của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp không dễ dàng thay đổi, làm giảm đi hoặc loại bỏ văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên.
1.2.4.7. Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc
Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc hình thành một cách vơ thức hoặc có ý thức và có ảnh hƣởng tiêu cực hoặc tích cực đến mơi trƣờng văn hóa của doanh nghiệp, biểu hiện theo những hình thức sau:
- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp
- Những giá trị học hỏi đƣợc từ các doanh nghiệp khác
- Những giá trị văn hóa đƣợc học hỏi từ một hay nhiều thành viên
mới
- Những giá trị học hỏi đƣợc từ xu hƣớng và trào lƣu của xã hội