Những thành công mà Công ty Viễn thông Quốc tế VNPT-I đã đạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp ở công ty viễn thông quốc tế VNPT i (Trang 98 - 102)

5. Kết cấu luận văn

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VHDN CỦA

3.3.1. Những thành công mà Công ty Viễn thông Quốc tế VNPT-I đã đạt

- Với đặc thù là một doanh nghiệp nhà nƣớc, hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực khoa học cơng nghệ cao, văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty Viễn thông Quốc tế theo thời gian đã từng bƣớc đƣợc tạo lập, duy trì, kế thừa và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty.

Cơng ty đã tích lũy đƣợc những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh rất quý báu. Các giá trị vật chất và tinh thần này ln đƣợc tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Đây là cơ sở cho quá trình hình thành, xây dựng và phát triển VHDN ở Công ty.

- Dựa trên những giá trị VHDN và một tập thể cán bộ công nhân viên đồn kết, thống nhất, Cơng ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức tƣơng đối hiệu quả. Các phòng ban đƣợc phân chia theo kiểu chức năng chuyên mơn, đƣợc phân quyền rộng, tăng tính chủ động của các phịng ban đồng thời phát huy đƣợc tính sáng tạo của nhân viên. Nhờ đó năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty Viễn thông Quốc tế luôn đứng vào hàng cao nhất của Tập đoàn VNPT.

- Cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty có ý thức chấp hành kỷ luật, tuân thủ quy định khá cao. Điều này do Cơng ty có quy định, quy chế kỷ luật rõ ràng, lãnh đạo Công ty làm gƣơng và VHDN của Cơng ty cũng đề cao tính kỷ luật.

- Cơng ty đã phổ cập cuốn “Cẩm nang VHDN VNPT” của Tập đồn tới từng cá nhân trong Cơng ty để tuân thủ và thực hiện theo.

- Các đề tài, sáng kiến có tính áp dụng vào thực tiễn, cải thiện năng suất, chất lƣợng công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn đƣợc ban lãnh đạo Công ty đánh giá cao và có khen thƣởng, động viên kịp thời. Nhờ đó hàng năm Cơng ty ln có nhiều sáng kiến từ cán bộ nhân viên

và Cơng ty cũng dành ra khoản kinh phí khơng nhỏ từ doanh thu lợi nhuận để khen thƣởng cho những đề tài, sáng kiến đó.

- Truyền thống “nghĩa tình” gắn bó giữa các cán bộ cơng nhân viên trong Công ty với nhau không chỉ trong cơng việc mà cịn trong cuộc sống cá nhân. Khi ốm đau, bệnh tật, khi khó khăn, hoạn nạn, Cơng đồn Cơng ty và đồng nghiệp luôn bên cạnh để sẻ chia, giúp đỡ, tạo nên tình cảm thân thiết, tinh thần đồn kết mang đậm dấu ấn VHDN của Công ty.

- Với đặc thù công việc thƣờng xuyên hợp tác làm ăn, kinh doanh

với các đối tác quốc tế, Công ty Viễn thông Quốc tế cũng tiếp thu những nét văn hóa tiến bộ của các đối tác nƣớc ngoài và cải tiến để biến những ƣu điểm văn hóa đó thành một bộ phận trong VHDN của mình. Tiêu biểu là trình độ tiếng Anh của cán bộ nhân viên Công ty luôn đƣợc đánh giá cao trong Tập đồn VNPT.

- Uy tín thƣơng hiệu của Cơng ty cũng ngày càng cao trong con mắt bạn bè, đối tác quốc tế, mang lại niềm tự hào cho mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty.

- Tỷ lệ cán bộ cơng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học của Công ty là khá cao (hơn 70%). Hơn nữa, tỷ lệ số lao động trẻ (dƣới 40 tuổi) ở Công ty là khá cao (hơn 40%). Hoạt động ở lĩnh vực công nghệ cao, thay đổi nhanh, do vậy có thể khẳng định rằng, việc truyền bá những nội dung của văn hóa doanh nghiệp là tƣơng đối thuận lợi ở Cơng ty khi trình độ học vấn và nhận thức của nhân viên khá cao so với mặt bằng chung của xã hội.

3.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại ở Cơng ty Viễn thơng Quốc tế VNPT-I trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Cùng với những thành cơng đã đạt đƣợc thì trong q trình phát triển, VHDN của Cơng ty cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định, làm giảm tính hiệu quả của VHDN đối với sự phát triển của Cơng ty.

- Thứ nhất: Mơ hình VHDN của Cơng ty có sự vênh với kỳ vọng của đa số người lao động.

Theo đó cần cải thiện mơ hình văn hóa hiện tại theo xu hƣớng văn hóa gia đình và văn hóa sáng tạo, giảm bớt văn hóa cấp bậc và văn hóa thị trƣờng.

- Thứ hai: Mơ hình văn hóa hiện tại chưa phát huy cao độ được tính chủ động sáng tạo.

Theo đánh giá thì mơ hình văn hố sáng tạo hiện tại của Cơng ty chỉ đạt 20/100 điểm, chƣa đạt đƣợc mức kỳ vọng nhất là trong lĩnh vực kinh doanh viễn thơng quốc tế địi hỏi sự linh hoạt sáng tạo không ngừng để đáp ứng môi trƣờng biến động và thay đổi từng ngày từng giờ.

- Thứ ba: Cơng ty chưa có khẩu hiệu riêng cho mình mà vẫn sử

dụng chung khẩu hiệu của Tập đồn VNPT là “Cuộc sống đích thực”, chưa hồn tồn đúng với hiện trạng và mơi trường kinh doanh của Công ty.

- Thứ tư: Việc phát huy các giá trị văn hóa vào việc hoạt động kinh doanh của Cơng ty cịn chưa mạnh mẽ, chưa mang lại hiệu quả cao.

Công ty vẫn là doanh nghiệp nhà nƣớc nên đâu đó trong tƣ tƣởng của cán bộ cơng nhân viên vẫn cịn tâm lý ỷ lại vào bao cấp, quan liêu, chƣa thực sự hết mình vì khách hàng, ngại phấn đấu trong cơng việc. Đây cũng là rào cản trong việc xây dựng VHDN hƣớng tới khách hàng của Công ty.

- Thứ năm: Công tác truyền thơng về văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ chưa được quan tâm đúng mức, không được thực hiện thường xuyên.

Nhận thức về tầm quan trọng và các yếu tố cấu thành VHDN của cán bộ công nhân viên không đồng đều, làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quá trình xây dựng VHDN của Cơng ty.

- Thứ sáu: Chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về phát triển VHDN tại các đơn vị trực thuộc Công ty.

Điều này dẫn tới việc thực thi VHDN chƣa đƣợc triệt để, công tác xây dựng và phát triển VHDN chƣa đƣợc chú trọng ở các đơn vị.

- Thứ bảy: VHDN của Công ty chưa rõ nét, chưa nổi bật và chưa tạo được phong cách riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp ở công ty viễn thông quốc tế VNPT i (Trang 98 - 102)