Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh cầu giấy (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hiệu quảhuy động vốn tại BIDVCầu Giấy

3.2.3. Chi phí huy động vốn

Ngân hàng thƣờng không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng, do vậy Ngân hàng phải HĐV để sử dụng với một chi phí nhất định. Do chi phí HĐV tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nên khi xét hiệu quả HĐV, ta phải xét đến chi phí HĐV.

Chi phí HĐV là khoản chi phí mà các NHTM phải bỏ ra để có thể huy động đƣợc nguồn vốn, bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi.

Chi phí HĐV = Chi phí trả lãi + chi phí phi lãi Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi bình qn=

Chi phí trả lãi là số tiền mà Ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền mà Ngân hàng huy động. Lãi suất mà Ngân hàng áp dụng sẽ căn cứ vào biểu mẫu lãi suất đối với từng nguồn VHĐ nhất định. Mức lãi suất đối với các loại VHĐ phụ thuộc vào mức độ ổn định, nhu cầu thực tế của Ngân hàng và theo quy định về trần lãi suất của NHNN.

Chi phí trả lãi = ∑(Ai * Vi * Ni/360),

Trong đó:

Ai : giá trị nguồn vốn thứ i Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i

Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i

Chi phí phi lãi bao gồm các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động HĐV của các NHTM nhƣ chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dƣới dạng dữ trữ bắt buộc theo quy định, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí quản lý, chi phí nhân viên,..

Việc xác định chi phí HĐV là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản trị Ngân hàng. Ngƣời gửi tiền muốn có một lãi suất cao, ngƣời vay lại muốn có một lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trị cầu nối giữa hai đối tƣợng trên Ngân hàng phải tìm cách đa dạng hóa lợi ích của các bên trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh cầu giấy (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w