2.1 Khái quát tình hình Kinh tế-Xã hội của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 2016
2.1.3 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng
giai đoạn hiện nay
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với
Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới quốc gia dài trên 231 km, có 2 cửa khẩu
quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), có 01 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Về hạ tầng giao thơng vận tải, tỉnh Lạng Sơn có 7 đoạn
tuyến quốc lộ (gồm các tuyến: Quốc lộ 1, QL.1B, QL.3B, QL.279, QL.4A, QL.4B và
QL.31) dài 554 km; 23 tuyến đường tỉnh dài 718km; 101 tuyến đường huyện dài 1.282
km; 156 km đường đô thị; 2.646 km đường xã; 10.759 km đường thơn bản ngõ xóm;
6,2 km đường chuyên dụng và trên 278 km đường tuần tra biên giới. Về đường sắt, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 02 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 125km (Tuyến
đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: Đoạn chạy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn dài 94 km;
Tuyến đường sắt Mai Pha - Na Dương dài 31km).Được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2.3. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2016
STT NỘI DUNG Năm 2016 Đơn vị tính
1 Tổng chiều dài đường Quốc lộ qua địa bàn 554 km
2 Tổng chiều dài đường tỉnh 718 km
3 Tổng chiều dài đường huyện 1.282 km
4 Tổng chiều dài đường đô thị 156 km
5 Tổng chiều dài đường xã 2.646 km
6 Tổng chiều dài đường thơn, bản, ngõ, xóm 10.759 km
7 Tổng chiều dài đường tuần tra biên giới 278 km
8 Tổng chiều dài đường sắt qua địa bàn 94 km
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn)
Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể và nhân dân đã nhận thức sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển giao thông vận tải; xác định phát triển giao thông vận tải phải đi trước một
bước làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhận thức đó, các cấp, các ngành và
nhân dân đã phát huy những tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn, cơ sở, khắc phục khó khăn, tranh thủ các nguồn vốn trung ương, vốn ODA và huy động các nguồn khác cho đầu tư phát triển giao thơng vận tải. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của nhân dân, đặc biệt là việc phát triển giao thông nông thôn gắn
43
với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, xuất hiện nhiều tấm gương tốt, điển hình tiên tiến, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển không ngừng.
Một số kết quả đạt được trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Lạng
Sơnnhững năm qua:
Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Đến hết năm 2016, có 213/226 xã (đạt 94,2%) có đường ơ tơ đến trung tâm xã đi được 4 mùa, tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa, bê tơng hóa đường tỉnh đạt 82,42%, đường huyện đạt 34,93%, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT là 3.781,5km/13.405km đạt 28,2%.
Tuyến cao tốc Bắc Giang - TP Lạng Sơn được Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu
tư 2 dự án, phân đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1
đoạn Km1+800-Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợp
đồng BOT; Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, phân đoạn Km1+800-
Km45+100, đây là các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với tỉnh Lạng Sơn nói
riêng và các tỉnh vùng Đơng - Bắc và cả nước nói chung, là tuyến nằm trong hành lang
kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng.
Hồn thành đầu tư nâng cấp các đoạn tuyến Quốc lộ 4A, 4B và 279 đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV miền núi: đoạn Km29 - Km40 Quốc lộ 4A; đoạn Km47 - Km58 Quốc lộ
4B; đoạn Km143 - Km183 Quốc lộ 279; 100% các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn
tỉnh đã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa; cải tạo, nâng cấp 16 tuyến đường tỉnh, đường huyện, xây dựng mới cầu 17/10 địa bàn thành phố Lạng Sơn, cầu n Bình, cầu Hồ Lạc trên địa bàn huyện Hữu Lũng, đang triển khai thi cơng cầu Lộc Bình, huyện Lộc Bình; cầu Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn, khắc phục tình trạng giao thơng bị gián đoạn trong mùa mưa lũ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thơng hàng hố, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
Các tuyến đường đấu nối với đường tuần tra biên giới, đường trong khu vực phòng thủ
tỉnh đã được khởi công xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp củng cố
quốc phịng, an ninh, đã hồn thành dự án đường nội bộ cửa khẩu Hữu Nghị giai đoạn I;
hoàn thành dự án đường Pác Luống - Tân Thanh; hoàn chỉnh hệ thống đường nội bộ khu
44
vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình; đang triển khai xây dựng đường Hữu Nghị -
Bảo Lâm (huyện Cao Lộc), đường phục vụ xuất nhập khẩu đấu nối với khu kiểm soát
Khả Phong (Trung Quốc), đường Lũng Vài - Bản Pẻn, ĐT 229 (Lũng Vài - Bình Độ -
Tân Minh). Hoàn thành giai đoạn I và bàn giao đưa vào sử dụng 106,96km/278km đường tuân tra biên giới; chuẩn bị đầu tư 90 km giai đoạn II (trong tổng số 171 km
đoạn còn lại từ cửa khẩu Chi Ma đến Pò Mã, Mốc 1000/2 - Mốc 1224).
Hồn thành, đưa vào sử dụng các cơng trình cải tạo, nâng cấp đường Trần Đăng Ninh
(đoạn Na Làng - Phai Trần); đường Bà Triệu (đoạn Lý Thái Tổ - Nguyễn Đình Chiểu);
tập trung xây dựng một số tuyến đường trong khu đô thị mới Phú Lộc, Nam Hồng
Đồng, Khu dân cư N16 và N20.
Nhìn chung, các cơng trình hạ tầng giao thơng cơ bản đã phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần đảm bảo nhu cầu đi lại cho nhân dân, đảm bảo an tồn giao thơng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng cho địa phương.