.5 Công tác thẩm tra, thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 65)

của Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2016

STT Năm thực hiện Số cơng trình đã thẩm tra/Thẩm định

Giá trị dự toán (triệu đồng) Trước thẩm

tra/Thẩm định tra/Thẩm địnhSau thẩm Tăng/Giảm(+/-) Tỷ lệ %

1 2014 09 411.588.278.269 391.512.955.280 -20.075.322.989 -4,88

2 2015 27 3.247.704.028.000 3.172.692.493.000 -75.011.535.000 -2,31 3 2016 20 1.987.707.882.000 1.951.298.393.000 -36.409.489.000 -1,83

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn)

Qua bảng trên ta thấy cũng cịn nhiều dự án cịn có những sai sót trong việc thiết kế,

xuất phát từ việcáp dụng đơn giá định mức sai, tính thừa khối lượng, giải pháp thiết kế

chưa phù hợp cần phải thay đổi phương án, kết cấu cơng trình... Việc này xảy ra cơ

bản với hầu hết các dự án. Với tỷ lệ tăng hoặc giảm giá trị sau thẩm định ngày càng ít

cũng thể hiện cơng tác thẩm định, phê duyệt dự án ngày càng được quan tâm, công tác

tư vấn thiết kế lậpdự án, thiết kế bản vẽ thi cơng và tổng dự tốn cũng có tiến triển tốt

hơn, tuy nhiên giá trị giảm sau thẩm tra, thẩm định vẫn còn rất lớn cần phải tiếp tục

nâng cao công tác tư vấn thiết kế, lập dự án....

2.2.1.3 Phân tích cơng tác cấp phát, phân bổ vốn

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015 được thực hiện

đúng theo Luật Ngân sách, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng

Chính phủ và hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số

7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011; Nghị quyết số 54/2011/NQ-HĐND ngày

27/6/2011 của HĐND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSNN

49

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm tính kịp thời và cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực.

Từng bước khắc phục tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải; cắt giảm các dự án khơng

cịn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; khơng bố trí vốn

cho các dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định; tập trung vốn cho các cơng trình mang tính ưu tiên, trọng tâm trọng điểm, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhằm sớm đưa cơng trình vào khai thác sự dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư. Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương được bố trí đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch.

Các dự ánđầu tư được thực hiện đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng

cơng trình; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy

hoạch phát triển của các ngành, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của địa phương và

nguyện vọng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo

an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực:

Qua 5 năm thực hiện, đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã đem lại những kết quả

đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngành hàng

sản xuất quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ đều phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều tăng. Thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng đã từng bước được hoàn thiện, cụ thể như sau: Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo động lực cho phát

triển, đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường Yên Trạch - Lạng Giai; Đường Lộc

Yên - Thanh Lòa, nâng cấp đường Bà Triệu, đường Trần Đăng Ninh; đường Phố Vị -

Hòa Sơn - Hòa Lạc; đường Pác Luống - Tân Thanh; 5 cầu trên tuyến đường Phố Vị -

Đèo Cà ...

Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua được quan đầu tư, kết cấu hạ tầng được cải thiện, khởi công một số dự án trọng điểm tại khu vực cửa khẩu và thành phố như: các dự án cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; Tòa nhà

50

cửa khẩu Hữu Nghị; đường Hữu Nghị - Bảo Lâm; đấu nối giao thông đường bộ tại cửa

khẩu Bình Nghi (Việt Nam) – Bình Nhi (Trung Quốc); Nhà kiểm sốt liện hợp cửa

khẩu Chi Ma; nhánh Đông – nhánh Tây đường nội bộ cửa khẩu Chi Ma; Bệnh viện đa

khoa tỉnh Lạng Sơn (quy mơ 700 giường); Cầu 17/10… Tích cực vận động thu hút đầu tư vào khu vực cửa khẩu từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hoàn thiện hệ thống bến bãi, nâng cao năng lực phục vụ xuất nhập khẩu và có tác động lan toả, thúc đẩy các khu vực khác cùng phát triển.

Việc triển khai thực hiện các dự án này góp phần hồn thiện mạng lưới giao thơng vận tải và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phịng, an ninh của tỉnh.

Tóm lại: Q trình đầu tư phát triển 5 năm qua đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, tạo sự chuyển biến đáng kể về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tồn tỉnh, từ đó

tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đối với nông thôn vùng sâu,

vùng xa, đã có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển toàn diện trong những năm qua.

2.2.2 Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với cơng trình giao thơng XDCB đối với cơng trình giao thơng

2.2.2.1 Chủ trương, chính sách đầu tư của tỉnh

Để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thơng,

UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Chương trình số 24/CTr-UBND Phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là kết cấu hạ tầng giao thơng, giai đoạn 2016 - 2020,

trong đó đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: a) Mục tiêu tổng quát:

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng u cầu

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo; tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, ưu tiên đầu tư

những dự án quan trọng, tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa lớn trên địa bàn tỉnh.

51

b) Một số mục tiêu cụ thể:

(b1) Đến năm 2020, hoàn thành tuyến cao tốc Lạng Sơn-Bắc Giang, nâng cấp hoàn

chỉnh các quốc lộ 4A, 4B, 31, 3B; nâng tỷ lệ cứng hóa đường ơ tơ đến trung tâm xã đạt 82%, tỷ lệ cứng hố đường giao thơng nơng thơn đạt 40%.

(b2) Đến năm 2020, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ

dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 99,9%; tỷ lệ thơn có điện đạt 99,5%, nâng tổng

số thơn có điện trên tồn tỉnh đạt 2.145/2.156 thôn; xây dựng 70 - 75 trường học đạt

chuẩn quốc gia; tỷ lệ thơn, khối phố có nhà văn hóa đạt 99%; tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế 50%.

(b3) Đến năm 2020, phấn đấu hồn thành các tiêu chí để thành phố Lạng Sơn trở thành

đô thị loại II, thị trấn Đồng Đăng trở thành thị xã; có 02 thị trấn đạt đơ thị loại IV; hình thành một số phường, thị trấn mới.

(b4) Đến năm 2020, xây dựng được 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới, khơng có xã đạt

dưới 5 tiêu chí.

Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã đề ra một số giải pháp để tiếp tục phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh như sau:

(1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham

gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thế chính trị - xã hội nhằm phát huy

sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và huy động các nguồn lực xã hội đẩy mạnh

công tác phát triểngiao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực và hiệu quả

công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý nhà nước về giao thông vận tải ở các cấp; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác giao thơng vận tải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được nhiệm vụ trong thời gian tới. Rà sốt, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải.

(2) Nâng cao chất lượng cơng tác lập quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, dài hạn. Lập

kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực từng bước thực hiện quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ trong q trình đầu tư. Rà sốt các quy hoạch đã được phê duyệt, đánh giá kết quả thực

52

hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020; tăng

cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

(3) Tích cực tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư của Trung

ương, có hình thức huy động các nguồn vốn ngồi ngân sách nhà nước, tăng cường xã

hội hóa đầu tư, thu hút và huy động tối đa các nguồn lực, kêu gọi đầu tư theo hình thức

đối tác công tư... để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở dịch vụ vận tải, đào tạo

sát hạch lái xe... từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch. Quá trình đầu tư phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các cơng trình, hạng mục cơng trình để bảo đảm hiệu quả đầu tư.

(4) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân về chế độ, chính sách,

quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để nhân dân đồng tình ủng hộ trong giải phóng mặt bằng thực hiện các cơng trình, dự án giao thơng vận tải.

(5) Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng để

lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua trong lĩnh

vựcphát triển giao thông vận tải. Thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, đánh giá và khen

thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua.

2.2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Nhìn chung, nhận thức của các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải về vai trò và tầm quan trọng của phát triển nhân lực đối với sự phát triển ngành Giao thông vận tải từng bước được nâng lên. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị hoạt động

trong lĩnh vực giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực, nhất là

công tác Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức và người lao động phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực chung của ngành Giao thông vận tải và của tỉnh Lạng Sơn.

Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhanh chóng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao

53

động các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh

về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, theo đúng kế hoạch đã đề ra. Công

tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải trên

địa bàn tỉnh được củng cố. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu/mục tiêu phát triển nhân

lực về lĩnh vực giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2015, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 65)