Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với cơng trình giao thơng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 56)

tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016.

2.2.1 Phân tích cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với cơng trình giao thơng

Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn mặc dù gặp phải những khó khăn, thách thức,

như: khả năng cân đối, bố trí vốn cho các dự án còn thấp so với tổng mức đầu tư; giá xăng dầu tăng, giảm nhiều lần trong năm, giá một số loại vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá,..), tiền lương nhân công, giá ca máy tăng, hầu hết các dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, mất khả năng cân đối vốn; công tác GPMB vẫn gặp nhiều vướng mắc; thời tiết mưa nhiều không thuận lợi cho thi công. Nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp; một số khó khăn, vướng mắc đang dần được tháo gỡ; có sự đồng thuận cao của đại bộ phận nhân dân đối với chủ trương đầu tư của tỉnh, nhiều biện pháp tích cực, linh hoạt được triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các nguồn vốn đầu tư. Do đó, cơng tác đầu tư xây dựng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả cao, giá trị khối lượng thực hiện đạt kế hoạch và tăng so với

45

cùng kỳ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư qua các năm như bảng sau:

Bảng 2.4. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị: Tỷđồng.

STT Năm thực hiện Kế hoạch Thực hiện Giải ngân Tỷ lệ giải ngân

1 2013 1.807 1.812 1.622 89,76%

2 2014 2.156 1.989 1.909 88,54%

3 2015 2.634 2.723 2.632 99,92%

4 2016 2.636 2.820 2.590 98,25%

Tổng cộng 9.233 9.344 8.753

(Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lạng Sơn)

Qua số liệu tại bảng trên, ta nhận thấy công tác đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của

tỉnh Lạng Sơn những năm qua ngày càng được quan tâm, chú trọng, thể hiện ở bảng

trên là vốn bố trí từ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng, cơng tác

thanh, quyết tốn cũng được quan tâm thực hiệntỷ lệ giải ngân ngày càng tăng cao gần

đạt 100% kế hoạch vốn của năm. Tuy nhiên, ta có thể thấy việc thực hiện giải ngân

vốn đầu tư XDCB không đạtmức kế hoạch vốn, điều ấy thể hiện đến việc thanh, quyết

toán vốn ngân sách vẫn còn hạn chế. Giá trị thực hiện hàng năm cơ bản lớn hơn kế

hoạch vốn chứng tỏ cơng tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cịn dàn trải, chưa tập trung ưu tiên cho những dự án có khả năng thực hiện hồn thành trước, có những dự án tiến độ thi công nhanh, giá trị, khối lượng đạt được nhiều nhưng lại khơng có đủ vốn để chi, giải ngân, có những dự án tiến độ chậm, giá trị và khối lượng đạt thấp mặc dù có vốn nhưng lại khơng giải ngân được. Nhìn chung, đây cũng là hệ quả tích luỹ của việc

lựa chọn dự án, phê duyệt dự án khơng có quy hoạch, kế hoạch, khơng có danh mục

ưu tiên đầu tư, phân bổ vốn cịn dài trải.

2.2.1.1 Phân tích cơng tác kế hoạch vốn

Công tác kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cũng là khâu ảnh hưởng đến công tác quản lý

vốn đầu tư, nếu không thực hiện tốt cũng dễ gây ra lãng phí, thất thốt một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp như: Bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm quá phân tán, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt, không phân bổ nguồn vốn kịp thời dẫn đến thời gian đầu tư bị kéo dài, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư dự án khi giá trị thị trường và các cơ chế chính sách thay đổi; Khơng đủ điều kiện để bố trí kế hoạch

46

vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm làm cho việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn,

phải chờ đợi, hoặc có khi có khối lượng thực hiện vẫn khơng đủ điều kiện thanh tốn...

Cơng tác phân bổ, giao kế hoạch vốn những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực hiện đúng quy định, thực hiện nghiêm túc Luật Đầu tư công và Nghị định số

136/2015/NĐ-CP. Cơ cấu các nguồn vốn phân bổ cơ bản đảm bảo hài hòa giữa các

ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố, việc phân bổ vốn cơ bản theo thứ tự ưu tiên:

thanh toán nợ XDCB, đối ứng dự án ODA, dự án chuyển tiếp, đồng thời đảm bảo tỷ lệ vốn thích hợp cho khởi cơng mới dự án cấp bách, quan trọng để thực hiện mục tiêu

phát triểncủa tỉnh. Phần vốn giao cho các huyện, thành phố quản lý được thẩm định về

danh mục và kế hoạch vốn, do đó các dự án được ghi kế hoạch có đủ điều kiện và vốn để triển khai thực hiện. Các nguồn vốn khác được dự kiến thực hiện từ các dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư và cấp đăng ký đầu tư đang triển khai thực hiện.

Nhìn chung, cơng tác kế hoạch vốn của tỉnh đã thực hiện phân bổ theo đúng hướng

dẫn của các Bộ, ngành, Trung ương đảm bảo hài hòa giữa các dự án, đảm bảo triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch. Tuy nhiên, nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Lạng Sơn cơ bản vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

2.2.1.2 Phân tích cơng tác thẩm định, phê duyệt, lựa chọn dự án

Công tác phê duyệt, lựa chọn dự án được thực hiện nghiêm túc theo quy địnhcủa pháp

luật. Các chương trình đầu tư cơng xây dựng phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư cơng. Các chương trình đầu tư công sử dụng vốn NSTW, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ tổng hợp từ các đơn vị, báo cáo UBND tỉnh để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề xuất chương trình, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; các chương trình đầu tư cơng sử dụng vốn NSĐP do cơ

quan kế hoạch đầu tư các cấp chủ trì thẩm định đề xuất và khả năng cân đối vốn báo

cáo UBND cùng cấp trình HĐND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình. Về cơ bản, cơng tác phê duyệt lựa chọn dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung

và đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tuân thủ đúng các

quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các dự án giao thông đều đã phát huy được hiệu quả đầu tư,

47

đảm bảo nhu cầu đi lại cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, đảm bảo quốc phịng an ninh của khu vực.

Cơng tác thẩm định dự án là khâu rất quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn vốn của một dự án, thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản các cơng trình giao thơng là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một dự án đầu tư trước khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển phải được thẩm định. Sau khi thẩm định dự án đầu tư, nếu dự

án đạtđược những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định dự án và có tính khả thi cao

thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư đẽ có thể triển khai ở khâu thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn.

Việc đánh giá thất thoát trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt ĐTXDCB các cơng trình giao thơng từ vốn Ngân sách nhà nước là khá lớn. Thất thốt, lãng phí do chất lượng hồ sơ thiết kế không đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật của Nhà nước. Hồ sơ

thiết kế không đúng với điều kiện thực tế của khu vực thực hiện dự án như địa hình,

địa chất, các nguồn cung cấp vật liệu sẽ dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án, phát sinh thêm nhiều khối lượng, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, gián tiếp gây thất thốt, lãng phí trong q trình thi cơng xây dựng dự án (chi phí hao phí của nhà thầu khi chờ đợi phê duyệt lại dự án, các chi phí liên quan đến việc điều chỉnh dự án). Ngoài ra, khâu lập, thẩm định, phê duvệt và quản lý tổng dự toán, dự toán dự án cũng cần được xem xét, thất thốt, lãng phí vốn đầu tư trong hoạt động ĐTXD ở bước này chủ yếu ở các nội dung như: thiết kế tổng hợp sai khối lượng dự án, thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, áp dụng không đúng định

mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành, áp dụng không đúng giá cả theo từng

loại vật tư vật liệu đã được thông báo theo thực tế tại thời điềm tính tốn, nghiệm thu thanh tốn... Do đó, để tránh thất thốt lãng phí vốn đầu tư cần phải thực hiện quản lý tốt từ khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư,

quyết định đầu tư được thực hiện theo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, các dự án được lập thẩm định phù hợp với chủ trương, danh mục, kế hoạch vốn được duyệt. Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết

48

kế kỹ thuật, dự toán: Được thực hiện theo Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-

CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế dự tốn trình Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định. Các dự án được thẩm định cơ bản phù hợp với quy mô, công năng sử dụng, áp dụng đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của nhà nước, tuân thủ các tiêu chuẩn về mơi trường, phịng cháy chữa cháy, an

ninh quốc phòng... Kết quả thẩm địnhđối với các dự án giao thông của Sở Giao thông

vận tải thể hiện tại bảng sau:

Bảng 2.5 Công tác thẩm tra, thẩm định

của Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2016

STT Năm thực hiện Số cơng trình đã thẩm tra/Thẩm định

Giá trị dự toán (triệu đồng) Trước thẩm

tra/Thẩm định tra/Thẩm địnhSau thẩm Tăng/Giảm(+/-) Tỷ lệ %

1 2014 09 411.588.278.269 391.512.955.280 -20.075.322.989 -4,88

2 2015 27 3.247.704.028.000 3.172.692.493.000 -75.011.535.000 -2,31 3 2016 20 1.987.707.882.000 1.951.298.393.000 -36.409.489.000 -1,83

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn)

Qua bảng trên ta thấy cũng cịn nhiều dự án cịn có những sai sót trong việc thiết kế,

xuất phát từ việcáp dụng đơn giá định mức sai, tính thừa khối lượng, giải pháp thiết kế

chưa phù hợp cần phải thay đổi phương án, kết cấu cơng trình... Việc này xảy ra cơ

bản với hầu hết các dự án. Với tỷ lệ tăng hoặc giảm giá trị sau thẩm định ngày càng ít

cũng thể hiện cơng tác thẩm định, phê duyệt dự án ngày càng được quan tâm, công tác

tư vấn thiết kế lậpdự án, thiết kế bản vẽ thi cơng và tổng dự tốn cũng có tiến triển tốt

hơn, tuy nhiên giá trị giảm sau thẩm tra, thẩm định vẫn còn rất lớn cần phải tiếp tục

nâng cao công tác tư vấn thiết kế, lập dự án....

2.2.1.3 Phân tích cơng tác cấp phát, phân bổ vốn

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015 được thực hiện

đúng theo Luật Ngân sách, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng

Chính phủ và hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số

7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011; Nghị quyết số 54/2011/NQ-HĐND ngày

27/6/2011 của HĐND tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSNN

49

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm tính kịp thời và cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực.

Từng bước khắc phục tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải; cắt giảm các dự án khơng

cịn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; khơng bố trí vốn

cho các dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định; tập trung vốn cho các cơng trình mang tính ưu tiên, trọng tâm trọng điểm, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhằm sớm đưa cơng trình vào khai thác sự dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư. Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương được bố trí đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch.

Các dự ánđầu tư được thực hiện đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng

cơng trình; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy

hoạch phát triển của các ngành, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của địa phương và

nguyện vọng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo

an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực:

Qua 5 năm thực hiện, đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN đã đem lại những kết quả

đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngành hàng

sản xuất quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ đều phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều tăng. Thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng đã từng bước được hoàn thiện, cụ thể như sau: Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo động lực cho phát

triển, đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường Yên Trạch - Lạng Giai; Đường Lộc

Yên - Thanh Lòa, nâng cấp đường Bà Triệu, đường Trần Đăng Ninh; đường Phố Vị -

Hòa Sơn - Hòa Lạc; đường Pác Luống - Tân Thanh; 5 cầu trên tuyến đường Phố Vị -

Đèo Cà ...

Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua được quan đầu tư, kết cấu hạ tầng được cải thiện, khởi công một số dự án trọng điểm tại khu vực cửa khẩu và thành phố như: các dự án cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; Tòa nhà

50

cửa khẩu Hữu Nghị; đường Hữu Nghị - Bảo Lâm; đấu nối giao thông đường bộ tại cửa

khẩu Bình Nghi (Việt Nam) – Bình Nhi (Trung Quốc); Nhà kiểm soát liện hợp cửa

khẩu Chi Ma; nhánh Đông – nhánh Tây đường nội bộ cửa khẩu Chi Ma; Bệnh viện đa

khoa tỉnh Lạng Sơn (quy mơ 700 giường); Cầu 17/10… Tích cực vận động thu hút đầu tư vào khu vực cửa khẩu từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hoàn thiện hệ thống bến bãi, nâng cao năng lực phục vụ xuất nhập khẩu và có tác động lan toả, thúc đẩy các khu vực khác cùng phát triển.

Việc triển khai thực hiện các dự án này góp phần hồn thiện mạng lưới giao thơng vận tải và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Tóm lại: Q trình đầu tư phát triển 5 năm qua đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, tạo sự chuyển biến đáng kể về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tồn tỉnh, từ đó

tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là đối với nông thôn vùng sâu,

vùng xa, đã có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển toàn diện trong những năm qua.

2.2.2 Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với cơng trình giao thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 56)