.6 Nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 68)

Chỉ tiêu Năm 2010 đến năm 2015Quy hoạch Quy hoạch đến năm

2020

Thực hiện đến năm

2015 Tổng số nhân lực lĩnh vực giao thông vận tải

(người) 524 600 800 594

Nhân lực qua đào tạo lĩnh vực Giao thông vận tải (người )

Trong đó: - Sơ cấp nghề, cơng nhân kỹ thuật duy

tu sửa chữa thường xuyên cầu, đường 283 290 300 178

- Trung cấp nghề 96 90 100 91

- Cao đẳng 38 20 50 27

- Đại học và trên Đại học 107 200 350 298

- Tỷ lệ nhân lực lĩnh vực Giao thông vận tải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng làm việc giai đoạn 2011 -2020 (%)

40% 70% 100% 65%

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn)

Số liệu tại bảng trên cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của ngành giao thông vận tải Lạng Sơn cịn thấp, chưa đồng đều giữa các trình độ đào tạo, tỷ lệ lao động có trình độ cao cịn thấp, thiếu đội ngũ lao động có chun mơn kỹ thuật và có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Nguyên nhân cũng do Lạng Sơn là tỉnh có xuất phát điểm của tỉnh thấp, sản xuất vẫn còn lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn

nhân lực của tỉnh khơng cao, mặt khác chính sách thu hút nhân tài của tỉnh hiệu quả

chưa cao, chưa đồng bộ để thu hút được cán bộ có trình độ, tâm huyết làm việc lâu dài tại tỉnh.

2.2.2.3 Chính sách của Nhà nước

Văn kiện Đại hội XI củaĐảng về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã

nêu ra mục tiêu Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền,

54

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” với nhiều nhiệm vụ chủ đạo, trong đó nội dung Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng,

nhất là hạ tầng giao thông được đặt ra nhằm hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan

trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Tập trung rà sốt và

hồn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong cả nước và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và

hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Chiến lược phát triển giao thơng vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được

phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về viêc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thơng vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm mơi trường, về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thơng vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020.

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với cơng trình giao thơng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.3.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã lãnh đạo, chỉ

đạo, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng về phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng; số xã có đường ơ tơ đến trung tâm đi được 4 mùa trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ 94,24%; số thơn, bản có đường ơ tơ đạt 94,4%. Đã đầu tư nâng cấp, xây dựng được 16 tuyến đường tỉnh, đường huyện và mở mới được trên 400km đường giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tơng hóa đường tỉnh đạt 82,42%; đường huyện đạt 34,93%; cứng hóa đường giao thơng nơng thơn đạt 28,2%. Trong thời gian

55

qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định theo hướng ngày càng có hiệu quả. Thể hiện ở những điểm sau:

Một là,Kế hoạch hóa và phân cấp quản lý sử dụng vốn đầu tư ngày càng rõ ràng hơn.

Tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy

định trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây

dựng. Trong đó:(1) Thẩm quyền Phê duyệt dựán đầu tư xây dựng cơng trình: (a) Chủ

tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư các dự án thuộc ngân sách tỉnh hoặc ngân

sách Trung ương uỷ quyền, (b) Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt đầu

tư các dự án thuộc ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp trên uỷ quyền, (c) Chủ tịch

UBDN cấp xã quyết định phê duyệt đầu tư các dự án thuộc ngân sách cấp xã và ngân sách cấp trên uỷ quyền; (2) Thẩm quyền Phê duyệt điều chỉnh dựán đầu tư xây dựng cơng trình: cấp nào quyết định phê duyệt dự án thì chịu trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh dự án nếu xuất hiện các yếu tố cần điều chỉnh; (3) Thẩm quyền Phê duyệt kế

hoạch đấu thầu: (a) Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phê duyệt

kế hoạch đấu thầu các dự án do cấp mình quyết định đầu tư, (b) Trường hợp đối với

gói thầu tư vấn thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, thì Chủ đầu tư phê duyệt kế

hoạch đấu thầu; (4) Thẩm quyền Phê duyệt hồsơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả

lựa chọn nhà thầu do Chủđầu tư phê duyệt... Thông qua sự phân cấp này, trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB dần được xác định một cách rõ ràng hơn.

Hai là, Thủ tục quản lý đầu tư xây dựng ngày càng được cải cách theo hướng đơn giản, thơng thống hơn.

Cũng tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định trình tự, thủ

tục thẩm định, phê duyệt dự án, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu, hồ sơ mời

thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng đã Quy

định về thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng. Qua đó, tạo điều kiện cho việc quyết định đầu tư, quyết định chọn thầu được nhanh hơn, thúc đẩy tiến độ đầu tư. Đi đôi với các văn bản kèm theo về những quy

56

định cụ thể rõ ràng buộc trách nhiệm đối với người có thẩm quyền quyết định nhằm hạn chế những tiêu cực thất thốt, lãng phí vốn đầu tư của NSNN.

Thủ tục thanh tốn vốn đầu tư được đơn giản hóa, thuận tiện hơn cho các chủ đầu tư. Bên cạnh đó điều kiện để được tạm ứng vốn đầu tư và mức vốn tạm ứng cũng được

đảm bảo đúng theo quy định hiện hành.

Ba là, Cơng tác thanh, quyết tốn vốn đầu tư XDCB ngày càng được chú trọng

Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành được quan tâm, tn thủ cơ

chế chính sách và định mức của nhà nước , giá trị đề nghị quyết toán và giá trị quyết

toán sau khi được thẩm tra, phê duyệt phản ánh đúng giá trị thực của dự án. Kết quả công tác thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 65 - 68)