.7 Tình hình thực hiện thẩm tra và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 68)

phê duyệt quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

ST T

Năm thực hiện

Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết tốn

(Dự án, cơng trình, hạng mục cơng trình) Tổng giá trị đề nghị thẩm tra quyết tốn (tỷ đồng) Giá trị sau khi thẩm tra quyết toán (tỷ đồng) Giá trị giảm trừ (tỷ đồng) Tỷ lệ 1 Năm 2014 145 1.250 1.230 20 1,6% 2 Năm 2015 160 875 864,5 10,5 1,2% 3 Năm 2016 175 1.350 1.335,1 14,9 1,1%

(Nguồn: Sở Tài chính Lạng Sơn)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ giảm trừ sau thẩm tra quyết toán giảm dần (từ 1,6% năm 2014 xuống còn 1,1% năm 2016), trong khi số danh mục dự án thực hiện thẩm tra

hàng năm tăngcho thấy trong những năm gần đây, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết

toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ở tỉnh Lạng Sơn cũng ngày càng nâng cao cả về chất

lượng và số lượng, cơng tác thẩm tra, phê duyệt đúng trình tự, đơn giá, định mức. Việc

chấp hành công tác quyết tốn vốn đầu tư những năm gần đây nói chung được thực

hiện ngày càng nghiêm minh, triệt để, chặt chẽ và nhanh hơn so với trước.

57

Bốn là, Quản lý việc huy động và chi đầu tư XDCB qua các giai đoạn và các năm đều

tăng lên theo hướng ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh

Lạng Sơn. Về chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã

tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư XDCB trong đó tập trung vốn cho các dự án, cơng trình trọng điểm của tỉnh trong việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố Lạng Sơn: dự án Công viên bờ sông, dự án Cầu 17/10 thành phố Lạng Sơn... Đối với các cơng trình giao thơng, tỉnh Lạng Sơn cũng chú trọng tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường đi ra

cửa khẩu, nâng tỷ lệ cứng hoá đường đến trung tâm xã... (Số liệu cụ thể tại Bảng 2.4).

Năm là, kinh tế xã hội của địa phương đã được tăng trưởng thể hiện ở GDP bình quân đầu người qua các năm tăng lên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn đã

và đang vận động theo đúng mục tiêu đề ra là: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp

theo hướng tiến dần lên hiện đại.Cụ thể như sau:

Bảng 2.8 Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016

STT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nông, lâm nghiệp 39,97% 37,1% 28,22% 26,46% 26,12% 30,87%

2 Công nghiệp-xây

dựng 20,46% 22,7% 25,57% 19,26% 19,51% 23,16%

3 Dịch vụ 39,57% 40,2% 46,20% 54,27% 54,37% 45,97%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn)

Bảng 2.9 GDP bình quân đầu người tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016

STT Thời gian (triệu đồng/1 người/1 năm)GDP

1 Năm 2011 20,0 2 Năm 2012 23,8 3 Năm 2013 25,2 4 Năm 2014 29,3 5 Năm 2015 34,8 6 Năm 2016 32,4

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn)

58

Những kết quả tại bảng 2.8 và bảng 2.9 cho thấy, quản lý vốn đầu tư XDCB đã góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Trong

thời gian qua, dưới tác động của quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB đã góp

phần làm cho cơ cấu ngành kinh tế (cơng nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ) ở tỉnh Lạng

Sơnđã chuyển dịch phù hợp với xu hướng theo kếhoạch phát triển. Kết quả của quản

lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người qua các năm tăng lên.

2.3.2 Những hạn chế

Một là, trong phân bổ vốn đầu tư cơng, chưa đáp ứng được ngun tắc, tiêu chí; bố trí vốn tuy có tập trung hơn các năm trước nhưng vẫn còn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được

xử lý triệt để; một số nguồn vốn còn giao chậm, giao nhiều lần; Chất lượng công tác

quy hoạch, quản lý dự án đầu tư vẫn còn bất cập, một số dự án đầu tư thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả đầu tư chưa cao như: Công viên bờ sông Kỳ Cùng, giai đoạn II; Bệnh viện đa khoa 700 giường; kè sông Kỳ Cùng,...; việc xác định danh mục, thủ tục đầu tư và trình thẩm định phê duyệt các dự án khởi cơng mới thuộc Chương trình

MTQG cịn chậm. Một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu

đồng bộ. Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung, điều chỉnh dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất.

Hai là, công tác thiết kế, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn cịn phát sinh dự án mới gây khó khăn trong việc thẩm định và cân đối vốn đầu tư

theo quy định.

Ba là, quản lý công tác đấu thầu cịn hạn chế.

Cơng tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh đã được các chủ đầu tư, đơn vị có liên quan thực hiện đúng quy định của Luật Đầu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác đấu thầu được triển khai theo đúng kế hoạch, tiến độ, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả; chủ yếu các gói thầu được triển khai thuộc các dự án đầu tư phát triển, mua sắm thường xuyên, kết quả thực hiện trong

công tác đấu thầu năm 2016 tiết kiệm được 110.050 triệu đồng (15% tổng giá trị gói

59

thầu). Tuy nhiên, vẫn cịn những tồn tại khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau:

Việc nghiên cứu áp dụng một số nội dung mới trong hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các cơ quan, chủ đầu tư ở địa phương còn lúng túng.

Hiện các Ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh đang được kiện tồn theo hướng chun nghiệp hóa, nên một số cán bộ thực hiện cơng tác đấu thầu cịn thiếu kinh nghiệm nhất là trong việc lập Hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc vẫn có Chủ đầu tư năng lực còn hạn chế phải thuê đơn vị tư vấn đấu thầu nhưng không kiểm tra, kiểm sốt q trình thực hiện dẫn đến vẫn cịn sai sót trong thực hiện các thủ tục, hoặc khơng đảm

bảo đủ điều kiệntheo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về hoạt động đấu thầu trên địa bàn còn chưa được thường xuyên, liên tục, chưa thực hiện được các đợt kiểm tra chuyên đề sâu về

đấu thầu, chỉ thực hiện kiểm tra kết hợp trong tổng thể công tác quản lý dựán, do điều

kiện về thời gian và nhân lực.

Bốn là, năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của một số chủ đầu tư còn hạn chế; một số nhà thầu hạn chế về năng lực; công tác tư vấn giám sát, công tác tư vấn xây dựng

cịn nhiều bất cập, năng lực chun mơn cịn hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế - dự toán

chất lượng cịn thấp, tính tốn, dự báo chưa đầy đủ, chuẩn xác dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, tổng mức đầu tư gây khó khăn trong q trình thực hiện

và làm chậm tiến độ đầu tư xây dựng cơng trình.

Năm là, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các cơng trình, đặc biệt là các cơng trình trọng tâm, trọng điểm và cơng trình giao thơng có tổng mức đầu tư lớn. Cơng tác GPMB mặc dù đã được tăng cường đối thoại, chỉ đạo tập trung, nhưng một số dự án vẫn còn vướng mắc (thắc mắc về đơn giá, chính sách đền bù, hỗ trợ, hoặc bố trí tái định cư chưa thỏa đáng hoặc một số hộ dân cịn cố tình khơng chấp hành các quy định của Nhà nước về đền bù

GPMB) do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các dự án, như: Đường Hữu Nghị-

Bảo Lâm; Công viên bờ sông Kỳ Cùng giai đoạn II; Hạng mục đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài thuộc dự án Cầu 17/10;…

60

Sáu là, việc giám sát đầu tư chưa được các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan quản lý nhà nước coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả; công tác kiểm tra chưa đi vào chiều sâu; các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu cơng trình/dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.

Bảy là, Đối với cơng tác quyết tốn: Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế về công tác chuyên mơn, hồ sơ quyết tốn dự án gửi tới cơ quan thẩm tra quyết tốn thường khơng đầy đủ, kịp thời, phải bổ sung nhiều lần; Cán bộ được giao thực hiện cơng tác thẩm tra quyết tốn biên chế cịn thiếu, phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc gây khó khăn cho cơng tác thẩm tra, hiệu quả chưa cao; Một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đến cơng tác quyết tốn dự án hồn thành; Một số nhà thầu thi công thiếu hợp tác với chủ đầu tư trong cơng tác quyết tốn; Một số dự án phải cắt giảm quy mô đầu tư do thiếu vốn, làm ảnh hưởng đến quyết tốn dự án hồn thành.

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và yếu kém là do một số đơn vị tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong cơng tác lập quy hoạch, một số quy hoạch mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh; quy trình cơng tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được quản lý một cách chặt chẽ; cơng tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn; ý thức, trách nhiệm của một số chủ đầu tư cịn hạn chế, khơng chủ động thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, các hướng dẫn của cơ quan cấp trên chưa kịp thời.

Cơng tác kiểm sốt, thanh tra và thanh toán vốn đầu tư xây dựng các cơng trình giao

thơng cịn nhiều hạn chế, chưa kiểm sốt chặt chẽ tình trạng lãng phí, thất thốt của

các cơng trình. Nhiều cơng trình cịn chậm tiến độ, phải lui lại hàng năm so với kế

hoạch, một số cơng trình mới xây dựng xong đã hư hỏng, không phát huy được hiệu

quả đầu tưgây lãng phí vốn đầu tư. Công tác lập và thẩm định chưa kịp thời cập nhật

bám sát với tình trạng thực tế nhất là tình hình thị trường nguyên vật liệu nên nhiều cơng trình khi tiến hành xây dựng vốn thực hiện đã vượt xa so với dự tốn ban đầu, gây khó khăn cho cơng tác thanh tốn vốn. Nguồn vốn thực hiện cho các cơng trình cịn nhiều hạn chế, nguồn vốn cung cấp cho dự án không đủ, khối lượng thực hiện lớn

61

hơn giá trị được cấp vốn trong năm, dẫn đến các nhà thầu thi công cầm chừng, dẫn đến

có nguy cơ kéo dài thời gian thi cơng, đẩy chi phí quản lý và chi phí chung thực hiện

dự lên cao, các khoản này đều do NSNN phải gánh chịu.

Chất lượng khảo sát, thiết kế ban đầu khơng chính xác, chưa xác định đầy đủ các yếu

tố có liên quan dẫn đến phát sinh nhiều khối lượng ngồi thiết kế dự tốn. Trình tự

thẩm định, phê duyệt dự án, thanh quyết tốn cịn rườm rà, kéo dài.

Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăndẫn đến dự án chưa thể

triển khai thực hiện do chưa giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Do nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông đường bộ luôn cần số lượng lớn trong khi thực

trạng hạ tầng đường bộ của tỉnh Lạng Sơnvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội, do đó nhu cầu vốn để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

ngày càng cao trong khi điều kiện NSNN có giới hạn nên gây ảnh hưởng lớn đến công

tác quy hoạch, lập đầu tư. Đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn cơ bản vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn Ngân sách nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay tỉnh Lạng Sơn tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, do đó

các triển phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh tăng cao, tình trạng chở quá tải nhiều

xuất hiện nhiều nơi khiến cho các tuyến đường xuống cấp nhanh chóng nên nhu cầu về

nguồn vốn để đầu tư nâng cấp sửa chữa các tuyến đường cũng ngày càng tăng cao.

Kết luận chương 2

Ở tỉnh Lạng Sơn, số lượng dự án đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và đầu tư xây

dựng các cơng trìnhgiao thơng từ NSNN nói riêng thời gian qua chiếm tỷ trọng nhất

định trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vốn NSNN cho các dự án lớn

và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư xây

dựng các dự án này cịn có những hạn chếnhất định. Luận văn đãchỉ ra những nhân tố

ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng từ nguồn NSNN

62

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chỉ ra được những kết quả đạt được, nhữnghạn chế trong

công tác quản lý vốn đầu tưXDCB nói chung và đầu tư xây dựng các cơng trình giao

thơng từ NSNN nói riêng.

Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu đã khái quát được thực trạng cơ sở hạ tầng

đường bộ ở nước ta và những tác động tích cực của nó đến q trình phát triển kinh tế,

xã hội. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ ra được những ưu, nhược

điểm chủ yếu trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên cũng đã được đề cập cụ thể trong chuyên đề nghiên cứu.

Có thể nói rằng, cơng tác quản lý vốn trong đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Lạng Sơn

tuy đã có những tiến bộ nhất định, song vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế ở hầu hết các khâu như giao kế hoạch; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán; Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu; Triển khai dự án,

nghiệm thu, thanh tốn, quyết tốn cơng trình... dẫn đến chậm trễ tiến độ đầu tư, dẫn

đến lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN, ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh. Do vậy,

những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó đã và đang là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong thời gian tới.

63

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

QUẢNLÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CƠNG TRÌNH

GIAO THƠNG TẠI TỈNH LẠNG SƠN

3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 3.1.1 Mục tiêu tổng quát 3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững; đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đảm bảo an sinh

xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo vệ mơi trường sinh thái; tăng cường quốc phịng, an ninh;

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; xây

dựng Lạng Sơn phát triển toàn diện, bền vững.

3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm từ 8 - 9%.

Đến năm 2020 tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GRDP là: Nông lâm nghiệp chiếm 19 -

20%, công nghiệp - xây dựng 20 - 21%, dịch vụ 60 - 61%.

Đến năm 2020 GRDP bình quân đầu đạt khoảng 2.600 - 2.700 USD.

Tổng sản lượng lương thực hằng năm duy trì khoảng 300 nghìn tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh lạng sơn (Trang 68)