Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. Các khái niệm cơ sở của đề tài
1.2.1. Quan điểm Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được nhiều tài liệu về giáo dục mầm non sử dụng thuật ngữ “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để phù hợp hơn khi đề cập đến giáo dục ở lứa tuổi mầm non.
- Trong giáo trình Giáo dục học mầm non của Tác giả Nguyễn Thị Hòa đã đề cập đến giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nguyên tắc trong giáo dục mầm non: “Quan điểm giáo dục mầm non nước ta cũng rất coi trọng nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục” và tư tưởng chính của nguyên tắc này nhằm nhấn mạnh q trình chăm sóc giáo dục phải hướng vào đứa trẻ, vì đứa trẻ, giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhà giáo dục khơng được áp đặt trẻ theo
ý muốn chủ quan của mình, đứa trẻ phải được coi là chủ thể tích cực trong các hoạt động của chúng còn giáo viên giữ vai trò là “điểm tựa” , là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường mầm non” (Nguyễn Thị Hòa, 2011).
- Trong tài liệu “Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề có đề cập đến: Dạy học “lấy trẻ làm trung” hoặc hướng vào trẻ” là như thế nào? Được giải thích như sau:
Trẻ trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cần khuyến khích trẻ tham gia tích cực q trình giáo dục một cách chủ động chứ khơng thụ động.
Trẻ tự học là chính. Trẻ “học” qua chơi, qua khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan.
Trẻ được phép chọn góc chơi, thảo luận với bạn; sau đó tự tay sáng tạo ra sản phẩm (vẽ, nặn, xây dựng hoặc cắt dán…) chứ giáo viên không làm hộ.
Giáo viên hoặc người lớn giữ vai trị trung gian tổ chức mơi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và mặt mạnh của từng trẻ.
Giáo viên xác định chủ đề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỡi trẻ cho trẻ tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận thức.
Quan điểm hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hoàn toàn ngược lại với với quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm (teacher – centred). Theo đó, giáo viên sử dụng cách dạy truyền thống, giáo viên nói và làm thay trẻ, trẻ trở thành người nghe thụ động (Phạm Mai Chi, 2008). Qua lý luận trên, quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non có thể được hiểu như sau: Q trình chăm sóc giáo dục phải
hướng vào đứa trẻ, vì đứa trẻ, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhà giáo dục không được áp đặt trẻ theo ý muốn chủ quan của mình, đứa trẻ phải được coi là chủ thể tích cực trong các hoạt động của chúng còn giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội, điều kiên thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường mầm non.