Tổ chức hoạt động chơi của trẻ MN

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 31 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Các khái niệm cơ sở của đề tài

1.2.2. Tổ chức hoạt động chơi của trẻ MN

a. Khái niệm hoạt động chơi

Từ thực tế quan sát, hoạt động chơi chiếm phần lớn thời gian trong suốt quá trình phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non, chính vì vậy khi đề cập đến giáo dục mầm non thì thuật ngữ “hoạt động vui chơi” được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên khái niệm “Hoạt động vui chơi” tác giả chỉ mới tìm được trong giáo trình “Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non” của nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai, còn lại các tài liệu mà tác giả tham khảo chỉ đề cập đến khái niệm Chơi, Trò chơi.

- Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Lân biên soạn, định nghĩa Chơi là hoạt động với mục đích được vui hay thoả thích, tham dự các hoạt động cụ thể như thể thao, nhạc cụ… Trong ngữ cảnh khác, chơi còn là hoạt động quan hệ giao tiếp với người khác, như: kết bạn (chọn bạn mà chơi), thăm hỏi (đến chơi nhà)…Như vậy hoạt động chơi được nhắm tới mục đích vui là chính.

- Theo Tự điển Wikipedia, Chơi (Play) là một kiểu hoạt động mang đặc tính trí tuệ kết hợp với thế giới quan của con người. Hoạt động chơi có thể bao gồm những tương tác bên ngoài và bên trong tâm trí của người chơi, những tác động qua lại có tính vui thú, giả vờ, tưởng tượng. Hoạt động chơi thường đi kèm với đồ chơi, động vật và đạo cụ tuỳ theo hoàn cảnh chơi.

- Theo cách định nghĩa của hai từ điển trên thì hoạt động chơi là hoạt động với mục đích vui là chính. Hoạt động chơi có thể bao gồm những tương tác bên ngồi và bên trong tâm trí của người chơi, những tác động qua lại có

tính vui thú, giả vờ, tưởng tượng. Hoạt động chơi thường đi kèm với đồ chơi, động vật và đạo cụ tuỳ theo hồn cảnh chơi.

- Trong giáo trình “Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non” của nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai đề cập đến khái niệm hoạt động vui chơi như sau: Hoạt động vui chơi của trẻ em là hoạt động vô tư, trẻ chơi không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả. Trong khi chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã hội được mô phỏng lại. Hoạt động vui chơi mang lại cho trẻ một sự phát triển trạng thái tinh thần vui vẻ dễ chịu (Nguyễn Ánh Tuyết, 2002). Trong tài liệu này tác giả đưa ra khái niệm hoạt động vui chơi dành cho trẻ em. Hoạt động vui chơi đối với trẻ cũng nhằm đem lại niềm vui là chính, và giúp trẻ phát triển trong trạng thái tinh thần vui vẻ. Khái niệm này phù hợp với nội dung và lứa tuổi mà chúng tôi đang nghiên cứu.

- Trong giáo trình “Giáo dục học mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Hòa Khái niệm về chơi được đề cập đến như sau:

Chơi là hoạt động tự lập của trẻ, chơi không nhằm tạo ra sản phẩm (kết

quả vật chất) mà chủ yếu thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ (kết quả tinh thần), được bắt chước làm người lớn của trẻ. Chơi không phải là

thật mà là giả vờ (giả vờ làm một cái gì đó, giả vờ làm một người nào đó), nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất chân thực. Động cơ chơi của trẻ

không nằm trong kết quả chơi mà nằm trong các hành động chơi, và

chính hành động chơi của trẻ kích thích chúng chơi và duy trì hứng thú

của trẻ.

(Nguyễn Thị Hòa, 2011) Như vậy, chơi khác với tất cả các hoạt động khác là ở chỡ trị chơi mang tính kí hiệu tượng trưng, động cơ chơi không nằm ở kết quả chơi mà

nằm ngay trong bản thân hành động chơi. Trò chơi thoát khỏi phương thức hành động bắt buột hay nói cách khác nó mang tính tự do và tự nguyện, chơi là hoạt động tự lập của trẻ (trẻ tự lựa chọn trò chơi, bạn chơi, tìm kiếm các phương tiện để thực hiện dự định chơi của mình).

Dựa trên cơ sở những lý luận nêu trên, trong nghiên cứu về đề tài này khái niệm “Hoạt động vui chơi” có thể hiểu là Hoạt động vui chơi của trẻ em là hoạt động vơ tư, mang tính tự lập trẻ chơi khơng chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả mà chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển trong trạng thái tinh thần vui vẻ.

b. Tổ chức hoạt động vui chơi

Khi tìm hiểu về khái niệm “Tổ chức hoạt động vui chơi” , trong các tài liệu mà tác giả tham khảo, tác giả chưa tìm ra được khái niệm về “Tổ chức hoạt động vui chơi” vì vậy dựa trên các khái niệm tổ chức và khái niệm hoạt hoạt động vui chơi để tác giả xây dựng khái niệm về tổ chức hoạt động vui chơi.

- Theo từ điển Tiếng Việt “Tổ chức là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” . “Tổ chức là sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc với những chức năng chung nhất định”

- Theo từ Từ điển Giáo dục: Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận có trật tự, có nề nếp để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc một chức năng.

Từ lý luận nêu trên có thể hiểu rằng “Tổ chức hoạt động vui chơi là việc tiến hành các hoạt động một cách có trật tự nhằm thực hiện nhiệm vụ của hoạt động vui chơi. Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi bao gồm: Chuẩn bị (lên kế hoạch, chuẩn bị môi trường, chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi chơi); Tiến hành theo kế hoạch đã vạch ra; Đánh giá kết quả chơi”.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 31 - 34)