Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 44 - 46)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4. Một số lí luận liên quan đến đề tài

1.4.2. Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non do giáo viên tổ chức và hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và phát triển tồn diện

thơng qua việc tham gia vào trị chơi. Để tổ chức tốt hoạt động vui chơi, giáo viên mầm non cần nắm được những yêu cầu khi tổ chức hoạt động cho trẻ. Dựa vào những mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm non, dựa vào chương trình giáo dục mầm non, những nguyên tắc giáo dục mầm non và đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non, khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ càn đảm bảo những yêu cầu sau:

- Coi hoạt động vui chơi là hoạt động trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non.

- Đảm bảo tính tự do tự nguyện, tính chủ động sáng tạo của trẻ trong khi chơi điều đó có nghĩa là người lớn không áp đặt trẻ chơi theo ý muốn chủ quan của họ, trẻ được chủ động lựa chọn trị chơi, góc chơi, bạn chơi theo nhu cầu theo hứng thú của chúng.

- Đảm bảo mơi trường chơi đa dạng hấp dẫn, an tồn và phát triển, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động và khám phá môi trường xung quanh. Chú ý đến các phương tiện chơi “mở” tạo điều kiện cho trẻ tạo ra các đồ chơi, đồ vật khác nhau. Điều này mang lại cho trẻ khả năng để trẻ sáng tạo và có hứng thú nhiều hơn.

- Phát hy tính tích cực của trẻ trong hoạt động vui chơi.

- Cần quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho từng đứa trẻ cũng như cho mọi trẻ trong khi chơi.

- Vận dụng kết hợp hinh hoạt mềm dẻo các nhóm phương pháp các hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ chơi.

- Đảm bảo tính giáo dục, tính hệ thống, tính phát triển của trẻ trong chơi. - Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ chơi, là người bạn, người hợp tác cùng trẻ (Nguyễn Thị Hòa, 2011).

+ Là người qua sát trẻ chơi + Là người lập kế hoạch cho trẻ + Chuẩn bị môi trường cho trẻ

+ Lựa chọn phương pháp hướng dẫn và hình thức chơi cho trẻ + Là người giám sát

+ Người đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)