Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 42 - 44)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4. Một số lí luận liên quan đến đề tài

1.4.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo khơng chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trị chơi mà trung tâm là trị chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo. Dựa vào đặc điểm tâm lý và trò chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mà hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi có những đặc điểm sau:

a. HĐVC mang tính tự do, tự nguyện và tính độc lập

Tính tự do, tự nguyện và độc lập là đặc thù của hoạt động vui chơi của trẻ (Nguyễn Thị Hòa, 2011)

- Khi tham gia vào hoạt động vui chơi trẻ không bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn, chúng chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. X.L Rubinstein cho rằng, động cơ chơi chủ yếu là phục vụ cho việc bắt chước một mặt nào đó của cuộc sống thực, có ý nghĩa đối với trẻ.

- Tính tự do tự nguyện và tính độc lập của trẻ được biểu hiện ở việc lựa chọn trò chơi hoặc nội dung chơi, tự lựa chọn bạn chơi, tự do tham gia và tự do rút lui khỏi trị chơi…Khi bàn về tính độc lập của trẻ trong trị chơi, K.Đ Usinki đã đúng khi cho rằng, trò chơi của trẻ mang tính độc lập cao bởi lẽ trẻ có hứng thú đặc biệt với chơi, trẻ chơi vì trẻ thích, và vì chơi là hoạt động độc lập của chúng

- Trò chơi hấp dẫn đối với trẻ, bởi vì trẻ hiểu nó, trẻ tự tạo ra nó. Trong cuộc sống thực, trẻ hồn tồn là trẻ con, nhưng trong trị chơi chúng là những con người trưởng thành đang tự tổ chức và sáng tạo của riêng mình. Nếu trị chơi bị ép buột thì lúc ấy khơng cịn là trò chơi nữa.

b. Hoạt động vui chơi mang tính tự điều khiển (Nguyễn Thị Hịa, 2011) Chơi là hoạt động mang tính tự điều khiển cao. Trong trò chơi chứa đựng các quy tắc chơi. Chính những quy tắc này yêu cầu trẻ phải chấp hành. Cịn nếu phá vỡ chúng thì trị chơi cũng bị phá vỡ theo, cho nên người chơi đều tự nguyện chấp hành và thực hiện chúng. Có thể nói các quy tắc chơi đã tạo nên cơ chế tự điều khiển hành vi của trẻ.

c. Hoạt động vui chơi mang tính sáng tạo của trẻ. (Nguyễn Thị Hòa, 2011)

Trong trò chơi của trẻ thể hiện mầm mống của sự sáng tạo. Một số nhà tâm lý học cho rằng, khơng nên coi trị chơi của trẻ là hoạt động sáng tạo, bởi lẽ trong trị chơi của trẻ khơng tạo ra cái gì mới. Thật sự đúng như vậy, nếu chúng ta coi trò chơi của trẻ giống như hoạt động sáng tạo của người lớn thì thì thuật ngữ “sáng tạo “ở đây khơng thích hợp. Song nếu chúng ta xem xét dưới góc độ phát triển của trẻ thì thuật ngữ đó có thể chấp nhận được. L.X. Vuwgotxki đã chỉ ra rằng, khi trong đầu đứa trẻ xuất hiện một dự định hay kế hoạch nào đó và chúng muốn thực hiện nó thì thì có nghĩa là chúng đã có sáng tạo.

Khi chơi tư duy và óc sáng tạo của trẻ rất tích cực. Tính sáng tạo được khẳng đinh bằng việc trong trị chơi trẻ khơng copy cuộc sống mà chỉ là mô phỏng lại những gì chúng thấy, tổng hợp lại những biểu tượng của mình và thể hiện thái độ, suy nghĩ tình cảm của mình đối với những gì chúng thể hiện trong trò chơi.

Ĩc sáng tạo, sáng kiến trong các trị chơi được thể hiện khác nhau. Ở trị chơi có liên quan đến cấu trúc cốt chuyện, việc lựa chọn nội dung chơi, lựa chọn vai chơi, với sự sáng kiến khi xây dựng hồn cảnh chơi (trị chơi đóng vai). Ở các trị chơi khác, tính sáng tạo thể hiện trong việc lựa chọn phương thức hành động trong các tình huống chơi (chơi đơmino, chơi xếp hình, xếp tranh, chơi cờ…). Loại thứ 3 thể hiện trong việc vận dụng một cách thông minh những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo của mình để đốn trước tình huống có thể xảy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình. Như vậy mầm mống sáng tạo của trẻ mẫu giáo hình thành trong trị chơi.

d. Hoạt động vui chơi mang đậm những xúc cảm tình cảm của trẻ. (Nguyễn Thị Hòa, 2011)

Nhiều nhà nghiên cứu về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo đã ghi nhận sức mạnh và tính chân thật của các xúc cảm được thể nghiệm trong trò chơi. Những xúc cảm rất phong phú và đa dạng, niềm vui trong trò chơi là niềm vui của sự chiến thắng, niềm vui của sự sáng tạo. Trong trị chơi khơng chỉ có những cảm xúc tích cực mà cịn có cả những nổi buồn về sự thất bại, không thỏa mãn với kết quả chơi, buồn giận với bạn chơi, nhưng cho dù có sự hiện diện của những xúc cảm tiêu cực ấy trong một số trường hợp thì trị chơi bao giờ cũng mang lại cho trẻ niềm vui sướng, thỏa mãn vì đã được chơi hết mình. Vui chơi mà khơng có niềm vui thì nó khơng cịn là vui chơi nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 42 - 44)