Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. Các khái niệm cơ sở của đề tài
1.2.4. Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non
Để thực hiện tốt Thông tư số 56/ KH – BDGĐT về Kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020” , 6/2017 tài liệu “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” được biên soạn dựa trên 6 modul ưu tiên dành cho giáo viên mầm non của dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” của Bộ GDĐT nhằm nâng cao năng lực thực hành áp dụng quan điểm này trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Nội dung tài liệu giới thiệu: Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, và hướng dẫn quy trình thực hiện tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
a. Căn cứ xây dựng tiêu chí
- Theo thơng tư số 56/ KH – BDGĐT về Kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020” , mục tiêu của kế hoạch này nhằm “Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục (GD), công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” .
- Đặc điểm phát triển tâm – sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non. - Đặc điểm hoạt động của trẻ lứa tuổi mầm non
- Chương trình giáo dục mầm non: Chương trình giáo dục mầm non được biên soạn trên cơ sở quy định của Luật giáo dục và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016. Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên các quan điểm đảm bảo sự đáp ứng đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
- 4 mô đun ưu tiên phát triển chuyên môn cho cán bộ quản lý và 6 moodun ưu tiên phát triển chuyên môn cho giáo viên mầm non của Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non (Dự án SRPP).
b. Cấu trúc của tiêu chí
Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non đươc trình bày theo cấu trúc sau:
Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non bao gồm 6 nội dung, 56 tiêu chí, 145 chỉ số.
Các nội dung chính của tiêu chí: Gồm 6 nội dung.
- Nội dung 1: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lập kế hoạch giáo dục trẻ mẫu giáo (Gồm 13 tiêu chí, 34 chỉ số).
- Nội dung 2: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non (Gồm 7 tiêu chí và 14 chỉ số).
- Nội dung 3: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo (Gồm 6 tiêu chí, 18 chỉ số)
- Nội dung 4: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục ấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo (Gồm 8 tiêu chí, 30 chỉ số)
- Nội dung 5: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ (Gồm 12 tieu chí và 27 chỉ số)
- Nội dung 6: Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hồn cảnh khó khăn (Gồm 10 tiêu chí và 22 chỉ số)
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến nội dung thứ 3 (. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi).
Nội dung
Tiêu chí