Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 48 - 54)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

làm trung tâm trong trường mầm non

Froebel cho rằng trường mầm non nên tập trung vào hoạt động chơi. Với Froebel, vui chơi tạo điều kiện cho q trình tóm lược văn hóa, sự bắt chước những hành động nghề nghiệp của người lớn và sự xã hội hóa của trẻ. Trường mầm non cung cấp mơi trường khuyến khích trẻ tương tác với những

đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn của một giáo viên đầy tình yêu thương (Collete Gray & Macblain, 2014).

Như vậy tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non nói riêng đều do giáo viên mầm non tổ chức. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động giáo dục trẻ không chỉ ảnh hưởng bởi kiến thức của giáo viên mà còn do các yếu tố khác như: số lượng trẻ ở mỡi nhóm lớp, điều kiện cơ sở vật chất, sự chỉ đạo của các cấp quản lý.

Nhận thức của giáo viên về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Luật giáo dục (Điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình…". Và vai trị của giáo viên cũng đã được R. Batliner khẳng định “Giáo viên là yếu tố chủ chốt quyết định việc dạy và học có chất lượng” thế nên để nâng cao chất lượng giao dục thì cần phải có giáo viên có chun mơn giỏi.

Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên là người tạo môi trường tạo, điều kiện để trẻ được hoạt động tích cực, vì vậy với vai trị là người tạo điều kiện, tạo mơi trường cho trẻ hoạt động thì giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ để đáp ứng nhu cầu của trẻ, có kiến thức chun mơn và có kỹ năng tổ chức các hoạt động, ln tìm tịi sáng tạo ra cái mới nhằm mang lại hiệu quả, hứng thú và kích thích trẻ hoạt động. Vì vậy, GVMN cần có hiểu biết rõ ràng, chính xác, hiểu đúng bản chất của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giao dục mầm non GDMN để từ đó vận dụng một cách hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, đáp ứng được các tiêu chí:

Tiêu chí 1: Có đồ chơi, vật liệu chơi đa dạng, phù hợp

Tiêu chí 2: Thiết kế bố trí các góc, khu vực chơi đáp ứng, khuyến khích

trẻ chơi mà học

Tiêu chí 3: Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo

khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi

Tiêu chí 4: Lắng nghe và hổ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết

Tiêu chí 5: Xác định mục đích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục

phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.

Tiêu chí 6: Hỡ trợ trẻ học và phát triển trong quá trình chơi

Số lượng trẻ

Theo Thông tư liên tịch số: 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công, Thông tư cũng quy định rõ số lượng trẻ tối đa theo từng độ tuổi như lớp mẫu giáo 3-4 tuổi chỉ có tối đa 25 trẻ; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi chỉ có tối đa 30 trẻ và lớp mẫu giáo 5-6 tuổi chỉ có tối đa 35 trẻ. Tuy nhiên trong thực tế tại các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi hiện nay hầu như số lượng trẻ ở mỡi nhóm lớp đều vượt quá số lượng quy định, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục, đặc biệt là khi vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức các hoạt động ở trường mầm non. Số lượng trẻ q đơng thì cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu cho trẻ hoạt động (diện tích, đồ dùng đồ chơi), giáo viên không thể bao quát được tất cả trẻ nên việc tạo điều kiện và mơi trường cho trẻ được tích cực hoạt động sẽ gặp những khó khăn. Vì vậy việc điều chỉnh số lượng trẻ đúng định mức quy định là điều cần thiết khi vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Điều kiện làm việc của giáo viên

Điều lệ trường mầm non đã quy định rõ nhiệm vụ của GVMN như sau: “Thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường

giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên mơn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”. Tuy nhiên trong thực tế thời gian và khối lượng công việc của cô giáo mầm non là rất nhiều, ngồi việc chăm sóc trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục, cô giáo cịn vơ số những việc “khơng tên” , hầu hết thời gian của GVMN đều bị bó hẹp ở trường lớp cho đến tận chiều. Đến tối về, nhiều giáo viên lại phải làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ, rồi áp lực từ phụ huynh và những cuộc thi. Chính những điều này đã phần nào chi phối sự tập trung chất lượng chuyên môn của giáo viên mầm non. Việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong GDMN đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn luôn sáng tạo để tạo ra hứng thú trong việc tổ chức hoạt động có chủ đích cũng như hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non. Dạy trẻ dựa trên kinh nghiệm và nhu cầu của trẻ là luôn biết tạo ra cái mới, tạo ra những điều bất ngờ và tạo ra được hứng thú cho trẻ, để trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường là trẻ được khám phá ra những điều thú vị xung quanh mình.

Sự chỉ chỉ đạo của các cấp quản lý

Để thực hiện tốt việc vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non, trước tiên cần có sự thống nhất chỉ đạo, và tạo điều kiện của các cấp, ngành liên quan, bởi giáo GDMN cũng là sự một bậc học trong hệ thống Giáo dục quốc dân, có sự quản lý và chỉ đạo của cấp liên quan. Việc thực hiện vận dụng quan điểm này đã được lên kế hoạch và triển khai đến các các cấp Sở, Phòng Giáo dục và các trường mầm non, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn có chất lượng, tạo điều kiện để giáo viên ở các cơ sở trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là điều rất thiết thực để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm đã được các nhà giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Trong lĩnh vực GDMN việc vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng đang được thực thi nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục GDMN. Trong phạm vi nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau

- Ngành GDMN đang thực hiện đổi mới trong cơng tác chăm sóc – giáo dục trẻ, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục đáp ứng sự phát triển xã hội. Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã và đang được triển khai được thực trong tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng. Theo Thơng tư số 56/ KH – BDGĐT về Kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020” , và tiếp theo đó là tài liệu “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” với bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

- HĐVC là là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Và đối với trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi HDDVC mang những đặc điểm riêng.

- Tổ chức hoạt động vui chơi là: là việc tiến hành các hoạt động một cách có trật tự nhằm thực hiện nhiệm vụ của hoạt động vui chơi. Quá trình tổ chức hoạt động vui chơi bao gồm: Chuẩn bị (lên kế hoạch, chuẩn bị môi trường, chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi chơi); Tiến hành theo kế hoạch đã vạch ra; Đánh giá kết quả chơi.

- Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ căn cứ vào bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non cụ thể là Nội dung 3.

Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi (Gồm 6 tiêu chí, 18 chỉ số).

- Trong phần cơ sở lý luận chúng tôi cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

Các lý luận trên là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở Thành Phố Quảng Ngãi.

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIÊU CHÍ THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ

LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Ở TP QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)