Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 72 - 96)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3.3.Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

2.3. Kết quả tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động chơi theo tiêu chí

2.3.3.Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

số là thông qua các buổi tập huấn chuyên môn của Sở GD, Phòng GD và trường mầm non nên việc tiếp cận với bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn.

Từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng 100% GVMN được khảo sát đã có nhận thức đúng về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đã được tiếp cận với bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bằng nhiều cách thức khác khau, trong đó cách tiếp cận thông qua các buổi tập huấn chuyên môn của Sở GD, Phòng GD và trường mầm non là chủ yếu.

2.3.3. Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

a. Sự quan tâm của GVMN đến bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

Để tìm hiểu mức độ quan tâm của GVMN đối với việc vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đối với 60 GVMN, và thu được kết quả sau.

Bảng 2.5. Mức độ quan tâm của GVMN đối bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Các mức độ Khơng

quan tâm

Ít

quan tâm Quan tâm

Rất quan tâm

Tần số 0 2 7 51

Từ kết quả trên cho GVMN rất quan tâm đến bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ. Trong năm học 2017 – 2018 các trường mầm non trên địa bàn TP Quảng Ngãi đều thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nên việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo theo các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được các GV quan tâm, và thực hiện.

b. Mức độ thường xuyên áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

Để thăm dò mức độ thường xuyên khi sử dụng bộ tiêu chí trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ đối với 60 GVMN được khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Mức độ thường xuyên áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.

Các mức độ Không

bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Tần số 0 0 8 52

Tỉ lệ 0% 0% 13, 3% 86, 7%

Kết quả tham dò cho thấy, ở mức độ thường xuyên vận dụng tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ là 86, 7%, mức độ thỉnh thoảng vận dụng bộ tiêu chí là 13, 3%, mức độ hiếm khi và không bao giờ là 0%. Như vậy hầu hết đối tượng được khảo sát đều vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục làm trung tâm vào việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ, đa số GVMN thường xuyên vận dụng đều này cho thấy bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan

điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được triển khai và áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đối với cả trường công lập và tư thục.

Bộ tiêu chí được vận dụng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi được triển khai ở các trường mầm non Tư thục và Công lập, tuy nhiên đối với các trường MN công lập được khảo sát thì việc vận dụng được thực hiện thường xuyên, trong khi đó với nhóm trường Mầm non tư thục thì vẫn cịn một số trường việc vận dụng không được thực hiện thường xuyên, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Biểu đồ sau cho ta thấy sự khác nhau ở mức độ thường xuyên vận dụng của hai nhóm trường: cơng lập và tư thục

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thường xuyên Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao giờ

MNCL MNTT

Biểu đồ 2.1. Về mức độ thường xuyên vận dụng của hai nhóm trường

cơng lập và tư thục

c. Vận dụng bộ tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Để thăm dò việc tiếp cận các tiêu chí cũng như nắm rõ và đầy đủ các chỉ số của Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tơi đã thăm dị bằng bảng hỏi và thu được kết quả sau:

Khi được hỏi về việc GVMN phải thực hiện như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 1: Có đồ chơi, vật liệu đa dạng phù hợp, chúng tôi thu được kết quả như sau

Bảng 2.7. GVMN thực hiện như thế nào để đảm bảo các tiêu chí 1; 2; 3; 4; 5; 6. Các tiêu chí Đạt (đầy đủ các chỉ số) Không đạt (không đầy đủ các chỉ số) Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ

Câu 5: Cô đã làm như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 1: Có đồ chơi, vật liệu đa dạng phù hợp?

55 91, 7% 5 8, 3%

Câu 6: Cô đã làm như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 2: Thiết kế bố trí các góc/ khu vực chơi đáp ứng/ khuyến khích trẻ chơi mà học?

58 96, 7% 2 3, 3%

Câu 7: Cô đã làm như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 3: Khuyến khích trẻ

đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi?

60 100% 0 0%

Câu 8: Cô đã làm như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 4: Lắng nghe và hổ

trợ trẻ kịp thời khi cần thiết?

47 78, 3% 13 21, 70%

Câu 9: Cô đã làm như thế nào để đảm bảo được tiêu chí 5: Xác định mục đích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ?

51 85% 19 15%

Câu 10: Cô đã thực làm thế nào để đảm bảo được tiêu chí 6: Hổ trợ trẻ học và

phát triển trong quá trình chơi?

Như kết quả thăm dị ở trên thì 100 % GVMN tham gia khảo sát đều được tiếp cận với bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn các GVMN đã nắm đầy đủ về bộ tiêu chí cũng như những chỉ số cụ thể chúng tơi đưa ra các câu hỏi thăm dị về các tiêu chí và chỉ số về nội dung tổ chức hoạt động chơi. Với mỡi tiêu chí bao gồm các chỉ số, nếu trong câu trả lời của GVMN được khảo sát đầy đủ các chỉ số của tiêu chí đó thì câu trả lời được xem là đạt vì GVMN đã có nhận thức đầy đủ về tiêu chí.

Kết quả thu được ở bảng 2.7 cho thấy:

- Với tiêu chí 1 (Có đồ chơi, vật liệu đa dạng phù hợp) có 55 câu trả lời đạt chiếm 91, 7% GVMN được khảo sát đã nắm rõ được ở tiêu chí này cần phải thực hiện được 3 chỉ số (Chỉ số 1: Đồ chơi hấp dẫn, đa dạng, phản ánh đặc trưng văn hóa vùng miền, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ; Chỉ số 2: Đồ chơi đã bảo an toàn, phù hợp với đặc điểm của trẻ; Chỉ số 3: Có các nguyên vật liệu có tính mở để trẻ có cơ hội sáng tạo khi chơi) và 5 câu trả lời chưa đạt vì cịn thiếu một trong ba chỉ số của tiêu chí này. Việc nắm rõ tiêu chí 1 giúp GVMN thực hiện tốt khâu chuẩn bị môi trường chơi cho trẻ, với đồ chơi đa dạng, phù hợp với lứa tuổi. Ở độ tuổi này trẻ cần nhiều đồ chơi thay thế, mang tính tượng trưng hơn là những đồ chơi mang tính “cụ thể “để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong trị chơi, đặc biệt trong trị chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Với tiêu chí 2 (Thiết kế bố trí các góc/ khu vực chơi đáp ứng, khuyến khích trẻ chơi mà học) có 58 GVMN trả lời đạt chiếm 96, 7% GVMN được khảo sát nắm rõ tiêu chí này cần phải thực hiện gồm 2 chỉ số (chỉ số 4: Hấp dẫn, gợi mở, linh hoạt, thuận tiện cho việc chơi/ học của trẻ; chỉ số 5: Phù hợp với không gian của lớp/ trường) và 2 câu trả lời chưa đạt chiếm 3, 3% vì trả lời chưa đầy đủ các chỉ số trong tiêu chí này. Với tiêu chí này yêu cầu GV phải linh hoạt và sáng tạo trong việc bố trí và thiết kế góc chơi cho trẻ, góc

chơi được bố trí phù hợp với tính chất của trị chơi, ví dụ: các trị chơi liên quan đến nước, hoặc khám phá các nguyên vật liệu thiên nhiên, hoặc những trò chơi liên quan đến vận động cần bố trí bên ngồi lớp để đảm bảo về vệ sinh và không gian thoải mái cho trẻ hoạt động.

- Với tiêu chí 3 (Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi) thì 100% GVMN trả lời đạt . Tất cả GVMN được khảo sát đã nắm rõ tiêu chí này cần phải thực hiện gồm 2 chỉ số (Chỉ số 6: Trẻ được tự lựa chọn theo nhu cầu khả năng của bản thân; Chỉ số 7: Trẻ được tự đưa ra quyết định trong q trình chơi).

- Với tiêu chí 4 (Lắng nghe và hổ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết) có 47 GVMN trả lời đạt chiếm 78, 3% GVMN được khảo sát nắm rõ tiêu chí này cần phải thực hiện gồm 4 chỉ số (chỉ số 8: Lắng nghe và chấp nhận các ý kiến của trẻ; Chỉ số 9: Hổ trợ nhóm trẻ và hổ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc; Chỉ số 10: Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp; Chỉ số 11: Luôn tin tưởng khuyến khích trẻ) và 13 câu trả lời chưa đạt chiếm 21, 7% vì khơng thể hiện đầy đủ các chỉ số. Đối với tiêu chí này yêu cầu GV phải lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của trẻ, cho trẻ thời gian và cơ hội để tự giải quyết những vấn đề nãy sinh trong trò chơi, để làm được như vậy GV phải hoàn toàn tin tưởng ở khả năng của trẻ, đứng trước một tình huống nãy sinh thì mỡi đứa trẻ trong nhóm chơi đều có cách giải quyết riêng của mình GV cần đứng ngồi quan sát và không can thiệp sớm áp đặt ý kiến của mình cho trẻ, nếu cần thiết GV chỉ đưa ra lời khuyên phù hợp còn quyết định như thế nào vẫn là ở trẻ, bởi đây là trò chơi của trẻ và trẻ làm người chơi.

- Với tiêu chí 5 (Xác định mục đích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ) có 51 GVMN trả lời đạt chiếm 85, 0% GVMN được khảo sát nắm rõ tiêu chí này cần phải thực hiện gồm 2 chỉ

số (chỉ số 12: Xác định mục đích, nội dung chơi/ loại trị chơi dựa trên mong muốn/ nhu cầu của trẻ; Chỉ số 13:phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của nhóm trẻ/ cá nhân trẻ) và 9 câu trả lời chưa đạt chiếm 15% vì câu trả lời cịn thiếu một trong 2 chỉ số thuộc tiêu chí này. Để nắm rõ tiêu chí này GVMN cần hiểu rằng để thiết kế một hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì GV phải dựa trên nhu cầu và khả năng của trẻ chứ không phải dựa trên ý tưởng của GV nghĩ ra, một số GV nghĩ rằng sự thành công của việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ là do ý tưởng thiết kế hoạt động của GV, đây là quan điểm của dạy học truyền thống “Lấy người dạy làm trung tâm” . Vì vậy theo quan điểm “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” trước khi lập kế hoạch GV cần tìm hiểu khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ để từ đó xác định mục đích, nội dung và kế hoạch hoạt động phù hợp với trẻ.

- Với tiêu chí 6 (Hỡ trợ trẻ học và phát triển trong q trình chơi) có 37 GVMN trả lời đạt chiếm 61, 70% GVMN được khảo sát nắm rõ tiêu chí này cần phải thực hiện gồm 5 chỉ số (chỉ số 14: Tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào các trị chơi, góc chơi; Chỉ số 15: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục theo kế hoạch đang triển khai vào các trò chơi; Chỉ số 16: Tổ chức đa dạng các loại trò chơi, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu khám phá, học hỏi, sáng tạo của tất cả trẻ, phát triển các năng lực cá nhân, …; Chỉ số 17: Mở rộng, nâng cao yêu cầu của trò chơi, luật chơi để hổ trợ trẻ bằng nhiều cách; Chỉ số 18: Tận dụng tình huống thực tế trong khi chơi để giúp trẻ trải nghiệm, học cách giải quyết vấn đề, khám phá cái mới.) . 38, 3% GV chưa nắm rõ và đầy đủ về tiêu chí này. Để nhận thức đầy đủ về tiêu chí này, GV cần hiểu về quan điểm dạy học tích hợp, lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào trò chơi, mỡi trị chơi khơng đơn thuần là chơi mà còn chứa đựng một nội dung giáo dục hoặc phát triển một kỹ năng nào đó cho trẻ, ben cạnh đó khi tham gia vào trị chơi trẻ được phát huy năng lực cá nhân của mình.

- Trong các tiêu chí thì tiêu chí 6 là tiêu chí mà mà các GVMN được khảo sát có câu trả lời chưa đạt nhiều nhất. Điều này cho thấy rằng GV chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề tích hợp nội dung giáo dục trong trị chơi.

Qua kết quả trên cho thấy: các tiêu chí về nội dung tổ chức hoạt động chơi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được giáo viên tiếp cận nhưng còn chưa đầy đủ, chỉ có tiêu chí 3 là tất cả GVMN được khảo sát nắm đầy đủ các chỉ số, còn lại ở những câu hỏi về các tiêu chí 1;2;4;5;6 đều một số giáo viên nắm chưa đầy đủ các chỉ số và tỉ lệ câu trả lời chưa đạt là khác nhau, trong đó tỉ lệ chưa đạt ở tiêu chí 6 là nhiều nhất.

Kết quả trên đã phản ánh việc GVMN đã được tiếp cận với bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ trên cơ sở lý thuyết, để kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được chính xác và khách quan hơn chúng tôi đã kết hợp với phương pháp quan sát tổ chức hoạt động vui chơi của một số GVMN ở các trường mà chúng tôi tiến hành khảo sát.

Chúng tôi quan sát 14 hoạt động vui chơi với các nôi dung: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và cách thức cô tiến hành cho trẻ chơi, quá trình chơi của trẻ diễn ra như thế nào, sự tương tác giữa cô giáo và trẻ diễn ra ra sao, nội dung quan sát được trình bày cụ thể ở 14 biên bản quan sát được đính kèm ở phụ lục.

Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả quan sát tổ chức hoạt động chơi ở lớp 5-6 tuổi.

Tổng số lớp quan sát: 14 lớp

STT Nội dung yêu cầu

Đạt Không đạt Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ

1 Tiêu chí 1: Có đồ chơi, vật liệu đa dạng

phù hợp.

1.1 Chỉ số 1: Đồ chơi hấp dẫn, đa dạng,

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 72 - 96)