Tiến trình tổ chức hoạt động chơi

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 46 - 48)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.4. Một số lí luận liên quan đến đề tài

1.4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động chơi

a. Chuẩn bị

 Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ:

- Giáo viên cùng trẻ đưa ra ý tưởng, dự định về nội dung và cách thức tổ chức cho trẻ chơi theo chủ đề trong một thời gian nhất định. Từ đó cơ và trẻ cùng nhau lập kế hoạch cho buổi chơi của trẻ. Có nhiều loại kế hoạch chơi như kế hoạch trong ngày, trong tuần, trong cả chủ đề lớn.

- Trong kế hoạch tổ chức hoạt động chơi phải thể hiện rõ: Mục tiêu, nội dung và hình thức chơi, ch̉n bị mơi trường chơi (phù hợp với chủ đề), dự kiến các phương pháp, biện pháp sử dụng hướng dẫn chơi, tiến trình hoạt động.

 Tạo môi trường chơi cho trẻ:

- Các nhà giáo dục đã khẳng định mơi trường vật chất trong trường lớp có vai trị quan trong đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Vì vậy, khi tổ chức mơi trường chơi cho trẻ, giáo viên cần tính đến các yếu tố như: khơng gian thực tế của trường, lớp học, mục đích tổ chức mơi trường, các yếu tố an toàn cho trẻ, các nhu cầu đặc biệt của trẻ, sự linh hoạt và dễ thay đổi theo mục đích giáo dục. Giáo viên bao quát được trẻ ở các góc và. Từng thời gian cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới cho trẻ. Có góc để cố định, có góc để tạm thời có thể “cất đi” tùy theo chủ đề. Không nhất thiết lúc nào cũng bày ra tất cả các góc. Tạo khơng gian chơi sao cho trẻ tự điều khiển được hoạt động chơi của mình một cách thuận tiện, mỡi góc chơi và khu vực chơi có vai trị khuyến khích trẻ ra quyết định, trẻ tự lựa chọn góc chơi mà trẻ thích, và tự quyết định mình sẽ làm gì ở góc chơi ấy (Nguyễn Thị Hịa, 2011).

- Khi tạo góc chơi cho trẻ cần lưu ý:

+ Chia diện tích phịng (sàn nhà) thành các góc, khu vực chơi khác nhau. + Bố trí góc chơi ồn ào (xây dựng, gia đình) xa góc n tĩnh (tạo hình, sách truyện…)

+ Có ranh giới riêng giữa các góc.

+ Có lối đi giữa các góc đủ rộng để trẻ di chuyển.

- Cung cấp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi phù hợp theo chủ đề và thay đổi đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề và theo nhu cầu phát triển của trẻ. Việc cung cấp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu phải phù hợp theo chủ đề tạo cho trẻ có nhiều cơ hội chơi và có thể tự điều khiển hoạt động chơi của trẻ. Các góc chơi chỉ có hiệu quả khi đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi đa dạng, hấp dẫn và an toàn, thuận tiện sử dụng, thông dụng, gần gũi và phù hợp với khả năng và hứng thú của trẻ, với mục tiêu giáo dục đặt ra.Thay đổi đồ dùng đồ chơi theo chủ đề và theo nhu cầu phát triển của trẻ, cần thêm và thay đồ dùng thường xuyên theo chủ đề và theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Các khay đựng đồ dùng đồ chơi, vật liệu mở phải vừa tầm với trẻ để trẻ sử dụng. Đồ dùng đồ chơi phải có mục đích giáo dục, và đủ dùng cho trẻ.

- Chuẩn bị tâm thế vào chơi cho trẻ: Tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ, hồ hởi và mong muốn được chơi theo ý muốn, theo nhu cầu và sở thích của chúng.

b. Tiến hành thực hiện kế hoạch chơi đã vạch ra

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên phải quan sát và tạo điều kiên giúp đỡ trẻ kịp thời, động viên khyến trẻ tích cực giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống, hồn cảnh chơi ở các góc chơi.

c. Đánh giá kết quả chơi

- Việc đánhg giá kết quả chơi của trẻ dựa vào mục tiêu giáo dục đã đề ra, xem phân tích cái gì đã đạt được như kết quả mong đợi, còn cái gì chưa đạt được để tìm cách khắc phục. Kết quả chơi sẽ là cơ sở để tiếp tục hoạch

định cho buổi chơi tiếp theo của trẻ. Một trong những phương pháp đánh giá kết quả chơi ở trường mầm non là phương pháp quan sát trẻ chơi. Nhờ quan sát, giáo viên có thể hiểu được về trình độ phát triển hoạt động vui chơi của trẻ (Hứng thú chơi, kĩ năng chơi, chủ đề chơi, khả năng sử dụng vật thay thế: vật thật, vật gần giống, mô phỏng theo cách sử dụng, tưởng tượng, tự tạo ra vật thay thế, quan hệ của trẻ trong trò chơi (Nguyễn Thị Hòa, 2011).

- Khi vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động vui chơi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non thì người giáo viên mầm non khơng chỉ tổ chức theo đúng tiến trình và yêu cầu của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mà còn phải đảm bảo các chỉ số trong tiêu chí sau:

+ Tiêu chí 1: Có đồ chơi, vật liệu chơi đa dạng, phù hợp

+ Tiêu chí 2: Thiết kế bố trí các góc, khu vực chơi đáp ứng, khuyến

khích trẻ chơi mà học

+ Tiêu chí 3: Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn

theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi

+ Tiêu chí 4: Lắng nghe và hổ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết

+ Tiêu chí 5: Xác định mục đích, nội dung chơi trong kế hoạch giáo dục

phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.

+ Tiêu chí 6: Hổ trợ trẻ học và phát triển trong quá trình chơi

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)