Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn bộ tiêu chí thực

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 104 - 110)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.4.2.Một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn bộ tiêu chí thực

áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

a. Biện pháp 1

Giảng viên các trường Sư phạm cần đưa nội dung quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Trường Sư phạm là cái nôi đào tạo giáo viên mầm non, viêc được tiếp cận quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là điều rất cần thiết ngay khi cịn ngơi trên ghế nhà trường, nhằm

- Việc tiếp cận với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sinh viên ngành giáo dục mầm non ở các trường sư phạm thuận lợi hơn rất nhiều so với giáo viên ở các trường mầm non bởi không bị hạn chế về vấn đề thời

gian, mặt khác sinh viên có nhiều cơ hội nghiên cứu và tiếp cận các nguồn tài liệu về quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và cũng như là các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy sự tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ.

- Đối với sinh viên khi được tiếp cận sớm với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ không bị chi phối bởi cách dạy dạy học truyền thống (lấy giáo viên làm trung tâm), đây là điều thuận lợi hơn so với những giáo viên mầm non lâu năm đã bị ảnh hưởng nhiều bởi phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm .

* Nội dung và cách thực hiện

- Trường Sư phạm cần có mối liên hệ khắn khít với các cơ sở giáo dục mầm non, và các cơ quan quản lý chuyên mơn giáo dục mầm non (Phịng giáo dục, sở giáo dục). Đề xuất với cấp quản lý được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, các hội thảo, chuyên đề về giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục, Sở GD, Phòng giáo GD tổ chức. Thường xuyên liên hệ, cập nhất các văn bản, thông báo quy định liên quan đến GDMN.

- Điều chỉnh số đơn vị học phần môn rèn luyện nghiệp vụ GDMN trong chương trình đào tạo (từ 2 đvhp lên 3 hoặc 4) để sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế nhiều hơn, làm quen với việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục ở trường mầm non.

b. Biện pháp 2

Tổ chức các lớp bồi dưỡng có chất lượng nhằm giúp GVMN hiểu rõ hơn về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, và việc vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Thơng qua các buổi tập huấn của Sở, Phòng GD giúp GVMN và BGH các trường mầm non có được những kiến thức, thơng tin đầy đủ và chính xác về quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cũng như về việc triển khai thực

hiện bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

- Đối với BGH, việc hiểu rõ quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm và bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ có những biện pháp chỉ đạo và hổ trợ giáo viên ở trường trong quá trình giáo viên vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ cũng như các hoạt động giáo dục khác ở trường mầm non.

- Đối với GVMN, thông qua các buổi tập huấn sẽ được trao dồi những kiến thức về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và hiểu rõ hơn về bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, các cơ sẽ biết làm gì để vận dụng bộ tiêu chí một cách hiệu quả nhất để đem lại hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ khi trẻ tham gia vào hoạt động chơi, và việc áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện của trường, lớp mình, và trẻ mà mình đang dạy.

- Thơng qua các các buổi tập huấn, GVMN của các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường của mình. Bên cạnh đó các buổi tập huấn còn là dịp để các Cán bộ quản lý chuyên mơn phịng sở, BGH, và GVMN chia sẽ những khó khăn, bất cập trong quá trình vận dụng vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non, từ đó đưa ra có những biện pháp phù hợp để việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ở trường mầm non theo bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện tốt nhất.

* Nội dung và cách thực hiện

- Nhưng kiến thức về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Những kinh nghiệm, ý kiến và đề xuất của giáo viên về Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Cán bộ quản lý chun mơn Sở, Phịng có trách nhiệm lập kế hoạch: + Chuẩn bị về nội dung tập huấn về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, cũn như là vận dụng bộ tiêu chí trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuôi.

+ Mời chuyên gia

+ Chọn thời gian hợp lý để tất cả giáo viên mầm non đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp 5- 6 tuổi có thể tham dự được.

+ Sắp xếp địa điểm, hội trường đủ cho số lượng GVMN và BGH các trường tham dự, phải có khơng gian thực hành.

+ Chuẩn bị tài liệu đầy đủ.

+ Đánh giá chất lượng buổi tập huấn. + Lập dự trù kinh phí cho buổi tập huấn.

Các lớp bồi dưỡng cần đầy đủ các thành phần: GVMN ở các trường, Ban giám hiệu trường mầm non, các trường Sư phạm, Cán bộ phụ trách chun mơn Phịng, Sở.

c. Biện pháp 3

Động viên khuyến khích giáo viên tự tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo các mơ hình tiên tiến trên thế giới như: Reggio Emilia, Montessori, … thông qua các phương tiện thông tin như: sách, báo, internet, phần mềm Pinterest.

- Tự học là phương pháp tốt nhất để mỗi giáo viên mở rộng vốn kiến thức cho bản thân mình. Hiện nay nguồn thơng tin trên internet cũng như sách báo, các phần mềm ứng dụng rất đa dạng và phong phú, với nhiều nguồn tài liệu bổ ích về các phương pháp dạy học thể hiện quan điểm giáo dục lấy trẻ lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên có thể truy cập để tra cứu và tìm hiểu, có thể ứng dụng những cái hay, phù hợp trong mỗi phương pháp để vận dụng trng quá trình tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.

- Giáo viên có thể chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, cập nhật những cái hay cái mới trong việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.

* Nội dung và cách thực hiện

- Nhà trường tổ chức các hội thi để khuyến khích GV tìm kiếm và vận dụng những trò chơi mới, giáo cụ mới, nguyên vật liệu mới khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Trích một phần kinh phí làm giải thưởng để động viên tinh thần cho GV.

- Trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, giáo viên trao đổi, chia sẽ về những trò chơi mới, các vật liệu hay kinh nghiệm tổ chức hoạt động chơi cho trẻ theo bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để cùng học hỏi và rút kinh nghiệm.

d. Biện pháp 4

Điều chỉnh sỉ số trẻ ở mỡi lớp theo quy định. * Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Để các hoạt động được tổ chức tốt thì việc điều chỉnh sỉ số trẻ theo đúng mức quy định là điều cần quan tâm và thực hiện để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và số lượng giáo viên nhằm để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động vui chơi nói riêng theo các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Số lượng trẻ đúng quy định sẽ tạo điều kiện cho GV tổ chức hoạt động chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt hơn như: Có thể quan

tâm đến nhu cầu hứng thú và khả năng của từng trẻ, bao quát được tất cả trẻ trong khi chơi, môi trường chơi được chuẩn bị tốt hơn về số lượng đồ chơi và không gian chơi.

* Nội dung và cách thực hiện

- Đảm bảo số lượng trẻ theo Điều 3 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP Ngày 08/05/2012 của Chính phủ quy định số lượng trẻ 5-6 tuổi tối đa là 35 trẻ/lớp và mức quy định giáo viên là 2, 2 GV/ Lớp. Vì vậy BGH mỡi trường cần có dự tính số lượng trẻ mỡi năm vào cuối năm học trước để có kế hoạch phân bố phòng học hợp lý.

- Kịp thời đề xuất với các cấp lãnh đạo về trạng quá tải và đề xuất hướng giải quyết phù hợp.

- Nâng cao chuyên môn và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để các trường có mặt bằng về chất lượng ngang nhau, tránh trường hợp phụ huynh chỉ muốn cho con học trường điểm

e. Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh về quan điểm giáo dục lấy

trẻ làm trung tâm, kết hợp với phụ huynh vận dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Trong việc vận dụng tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung rất cần có sự chung tay kết hợp với phụ huynh, bởi giáo dục không phải là nhiệm vụ của riêng nhà trường mà còn là của gia đình.

- Phụ huynh hiểu rõ về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ hiểu rõ hơn về những hoạt động ở trường mầm non, đồng thời tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động chơi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường và ở nhà, để nắm bắt được nhu cầu hứng thú, khả năng của trẻ khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động

- Mỡi học kì nhà trường nên tổ chức 1-2 buổi sinh hoạt ngoại khóa, có sự tham gia của của phụ huynh. Để phụ huynh biết được những hoạt động mà trẻ được tham gia ở trường, đồng thời có sự hổ trợ (tình nguyện) về mặt vật chất, ví dụ: ủng hộ những vật liệu phế thải có thể tái chế làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ như thùng giấy, chai lọ, giấy….

- Nhà trường thông báo đến phụ huynh về kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa để phụ huynh chủ động trong việc sắp xếp thời gian tham gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ở thành phố quảng ngãi​ (Trang 104 - 110)