PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Đánh giá tài sản thương hiệu Anh ngữ AMES theo ý kiến của khách hàng trên địa
2.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Đề tài sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để tiến hành loại các biến không phù hợp trong mơ hình trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:
• Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: hệ số tương quan cao.
• Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được.
• Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới. Đối với đề tài nghiên cứu này, khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thì những nhân tố nào có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và giữ lại. Đồng thời chỉ những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 mới được giữ lại.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhận biết thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,848
BAW1 0,625 0,826
BAW2 0,612 0,830
BAW3 0,653 0,819
BAW4 0,732 0,796
BAW5 0,667 0,815
Liên tưởng thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,801
BAS1 0,618 0,751
BAS2 0,608 0,756
BAS3 0,571 0,772
BAS4 0,671 0,726
Chất lượng cảm nhận: Cronbach’s Alpha = 0,791
PQ1 0,464 0,778 PQ2 0,526 0,763 PQ3 0,538 0,760 PQ4 0,582 0,749 PQ5 0,542 0,759 PQ6 0,606 0,745
Lòng trung thành thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,794
BL1 0,608 0,741
BL2 0,614 0,738
BL3 0,585 0,752
BL4 0,614 0,739
Dựa vào kết quả kiểm định hệ số tin cậy ở bảng trên có thể thấy, tất cả 4 nhân tố của mơ hình nghiên cứu về “tài sản thương hiệu” đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3; do đó đều được giữ lại để tiếp tục tiến hành phân tích. Như vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Tài sản thương hiệu: Cronbach’s Alpha = 0,783
BE1 0,605 0,731
BE2 0,628 0,700
BE3 0,644 0,682
(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “tài sản thương hiệu” cho hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,783. Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,783 nên biến phụ thuộc “tài sản thương hiệu” được giữ lại và đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.