Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 51 - 54)

- Đa số cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên là dân tộc thiểu số

Dân số tỉnh Điện Biên trên 46 vạn người, gồm 21 dân tộc: Dân tộc Thái chiếm 40,4%, dân tộc Hmông chiếm 28,8 %, dân tộc Kinh chiếm 19,7%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,2 %, một số dân tộc có rất ít người như: dân tộc Giấy có 547 người, dân tộc Phù Lá có 182 người, dân tộc SiLa có 429 người, cịn lại là các dân tộc khác. Tỉ lệ cán bộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số trong tồn Tỉnh chiếm 84,72% trong đó nhiều nhất là dân tộc Thái, Hmơng, Hà nhì. Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là dân tộc thiểu số chiếm 79,1% [34]. Ở huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé 100% cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số. Cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số về bản chất thật thà, chất phát, ngay thẳng, tác phong công tác rất thực tế, sát dân, hiểu phong tục, tập quán, nói được tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương. Song hạn chế về ngôn ngữ phổ thông, giao tiếp, thiếu kiến thức khoa học, tư duy lý luận, lôgic, suy nghĩ giản đơn dựa theo kinh nghiệm. Cơ cấu đội ngũ trong hệ thống chính trị ở cơ sở thường có đủ đại diện của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, mỗi cán bộ mạng bản sắc văn hố riêng của dân tộc mình.

Phần lớn cán bộ, cơng chức cấp xã phải quản lý, hoạt động trên một địa bàn rộng, hiểm trở, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, tồn Tỉnh có 9 đơn vị hành chính (gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện), với 106 xã, phường, thị trấn; gồm 1.407 thơn bản, tổ dân phố; (có 68 xã với 414 bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 135). Trong đó có 22/106 xã có diện tích từ 100 km2 trở lên, nhiều xã có diện tích tương đương các huyện miền xi. Do tập quán đồng bào dân tộc thiểu số thường phân bổ rải rác trên núi cao, ở huyện Mường Nhé mật độ dân số bình qn chỉ có 10 người/km2 [49]. Giao thơng chậm phát triển, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, có nơi khoảng cách giữa các bản được tính bằng ngày đường đi bộ chứ không phải bằng km. Trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân khó khăn, trong sinh hoạt và sản xuất còn nhiều tập quán lạc hậu, thậm trí

cịn nhiều gia đình cán bộ, cơng chức cơ sở vẫn thuộc đối tượng gia đình nghèo. Với địa bàn quá rộng, khả năng gần dân, nắm chắc đến từng hộ gia đình của cán bộ xã bị hạn chế. Đây cũng là khó khăn cho cán bộ, công chức cấp xã tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Trình độ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn, yêu cầu và mặt bằng chung của cả nước

Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thấp là một đặc điểm, hiện tượng khá phổ biến trong cả nước. Song ở tỉnh miền núi, biên giới nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội khó khăn thì trình độ, năng lực của cán bộ, công chức cấp xã thấp, tụt hậu hơn rất nhiều so với các địa bàn khác.

Theo quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết đinh số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng bộ Nội vụ, cán bộ, công chức cấp xã cơng tác ở miền núi tối thiểu phải có trình độ:

+ Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (trừ một số chức danh là trưởng các đoàn thể);

+ Bồi dưỡng chun mơn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ hoặc tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp chun mơn trở lên ;

+ Sơ cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; + Bồi dưỡng quản lý nhà nước;

Cán bộ , công chức cấp xã phải thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được quy định trong văn bản quy định tiêu chuẩn.

Đối chiếu thực trạng chất lương cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Điện Biên với quy định trên cho thấy số cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn cịn rất lớn, cụ thể;

+ Trình độ văn hóa cịn 24,44% dưới chuẩn + Trình độ chun mơn cịn 67,67%

+ Trình độ lý luận chính trị cịn 80,22% + Quản lý nhà nước còn 75,7%

Riêng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên (4 cán bộ chuyên trách chính quyền và 7 chức danh công chức chuyên môn) chưa đạt chuẩn, cụ thể như sau:

+ Trình độ văn hóa cịn 0,27% dưới chuẩn + Trình độ chun mơn cịn 33,39% + Trình độ lý luận chính trị cịn 63,22% + Quản lý nhà nước cịn 53,19%

Như vậy, trình độ cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh Điện Biên có sự cách biệt lớn so với những quy định tiêu chuẩn cụ thể. Trên thực tế, năng lực của đội ngũ này còn yếu kém, lúng túng, chưa thực hiện được hết chức trách, nhiệm vụ được giao

- Cán bộ, công chức cấp xã phải đương đầu thường xuyên với những vấn đề an

ninh quốc gia:

Điện Biên thuộc vùng núi Tây bắc có đường biên giới trên bộ dài, giữ vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phịng trong khu vực. Tổng số có 398,5 km đường biên giới với 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc; trong đó biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km, biên giới với Lào dài 360 km tiếp giáp với huyện Mường Mày, Mường Nhọt U, Săn Phằn (tỉnh Phoong Sa Lỳ) và huyện Mường Ngịi (tỉnh Lng Pha Băng). Trên tuyến biên giới giáp với Lào có 2 cửa khẩu: cửa khẩu quốc tế Tây Trang (huyện Điện Biên) tiếp giáp với tỉnh Phoong Xa Lỳ và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc; tuyến biên giới với Trung Quốc có cửa khẩu quốc gia A Pa Chải (huyện Mường Nhé), tiếp giáp với huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam [49]. Các thế lực thù địch ra sức chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn khác nhau. Trên địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, vẫn có một số hủ tục lạc hậu. Do đó, dễ bị các thế lực thù địch lơi keo, lợi dụng gây chia rẽ dân tộc. Tình trạng di dịch cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo tuyên truyền đạo trái phép, diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn đinh chính trị. Cán bộ, cơng chức cấp xã vùng sâu, vùng biên giới thường xuyên phải giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ quyền Quốc gia, an ninh chính trị.

Tuy cịn nhiều yếu kém, song cán bộ cơ sở ở vùng cao, nhất là cán bộ chủ chốt vẫn giữ một vai trị quan trọng, khơng dễ gì có thể thay thế được. Bởi họ là người dân địa

phương, thông thuộc địa bàn, gần gũi đồng bào dân tộc thiểu số, am hiểu ngôn ngữ, phong tục, được nhân dân tín nhiệm, cán bộ từ nới khác đến sẽ gặp trở ngại về ngộ ngữ, khả năng tiếp xúc, thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, gây dựng lịng tin, nắm bắt địa hình rộng, phức tạp... Do đó, trước mắt vẫn phải sử dụng những cán bộ có khả năng làm được việc, có uy tín nhưng phải được bồi dưỡng những nội dung cần thiết để nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả cơng việc. Đồng thời phải có kế hoạch xây dựng, đào tào một cách bài bản cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, con em địa phương để tạo nguồn cán bộ tại chỗ thay thế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)