Yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 79 - 81)

c) Về trìnhđộ

3.1.1.Yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Cơng nghiệp hóa là bước đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vươn tới văn minh, hiện đại. Trong điều kiện của nước ta, với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về cơng nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định cơng nghiệp hóa ở nước ta phải đi liền với hiện đại hóa.

Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Thay thế phần lớn lao động thủ cơng bằng lao động cơ khí hố, điện khí hố và một phần tự động hoá, thực hiện cơng nghiệp hố nơng nghiệp; tăng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong lao động xã hội; tiếp cận và vận dụng, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - cơng nghệ; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn lực con người ngang bằng khu vực với bản lĩnh, bản sắc của văn hoá Việt Nam; thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cơ sở.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có những đặc trưng sau đây:

Một là, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân. Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng

rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba là, Nhà nước được tổ chức và

luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người,

quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận [10, tr.111-112].

Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là người hướng dẫn nhân dân phát huy tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Hoạt động tự quản nhằm giữ gìn đồn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ thực hiện pháp luật, trợ giúp trong sản xuất, cùng nhau giữ gìn trật tự an ninh, an tồn xã hội (trong thơn, bản).

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát huy tốt tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, công chức cấp xã là phải: Trung thành với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, am hiểu pháp luật, gần gũi với cơ sở, tâm huyết với cơ sở, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã.

Do đó để đáp ứng yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về trí tuệ: Phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tụê tốt, có tư duy sáng tạo, nhạy bén, độc lập. Cán bộ, cơng chức phải là người có kiến thức cao trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, các ngành, các lĩnh vực có liên quan, phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề.

- Yêu cầu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với người cán bộ, cơng chức. Đó là nhiệt tình cách mạng, lịng trung thành

với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với cơng việc, hết lịng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa. Ngồi ra cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã cịn phải có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong cơng việc; đó là ý thức ln ln cố gắng hồn thành nhiệm vụ kể cả khi gặp những điều kiện phức tạp; trong sạch, không tham lam, tư lợi; ngay thẳng, công tâm, làm việc theo kỷ cương, lề lối, tác phong công nghiệp. Người cán bộ, cơng chức phải có tính dân chủ, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, biết phát huy trí tuệ, tài năng và mọi nguồn lực của dân để tạo nên sức mạnh, biết tơn trọng lợi ích và quyền lợi của dân, biết điều chỉnh bản thân, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Cán bộ, cơng chức cấp xã cịn phải gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hết lịng phục vụ nhân dân vì cán bộ, cơng chức là cơng bộc của dân.

Tóm lại: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nâng cao chất lượng của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ vì cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là những người có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào cơng cuộc đổi mới đất nước. Đầu tư cho một chất lượng mới của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã nói chung là đầu tư có hiệu quả cho tương lai đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 79 - 81)