Tóm lại: Một đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có chất lượng là đội
ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực và có khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.3. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.3. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thơng qua đào tạo với mục đích "làm cho trở thành người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định" [24, tr.45].
Đào tạo cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là làm cho đội ngũ này có được những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Năng lực ở đây bao gồm trình độ về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức sự việc, năng lực điều hành, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu...
Trong sự nghiệp cách mạng Lênin đặc biệt coi trọng vai trị của cơng tác đào tạo đối với việc nâng cao chất lượng của cán bộ. Người viết: "Trong lịch sử cách mạng chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [18, tr.473].
Đối với Hồ Chí Minh từ quan niệm: cán bộ là gốc của mọi công việc, Người xác định: huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, nên trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng ngừng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng cho cách mạng. Người căn dặn cán bộ đi học là để làm việc, làm người, làm cán bộ. Như vậy, theo Người việc học tập là để hình thành năng lực của người cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế.