c) Về trìnhđộ
2.2.3. Những hạn chế của từng chức danh cán bộ, cơng chức trong chính quyền cấp xã tỉnh Điện Biên
quyền cấp xã tỉnh Điện Biên
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chưa thể cùng đại biểu Hội đồng nhân dân đưa ra những nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng của địa phương tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, mà họ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân đang còn yếu; tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân chưa tốt; chưa thực sự lắng nghe hết những lời nói tâm huyết của nhân dân, chưa nắm bắt tốt tâm tư nguyện vọng vủa nhân dân, chưa là người đại diện thực sự của nhân dân địa phương mình cơng tác.
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quản lý, điều hành Uỷ ban nhân dân chưa khoa học, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm, nhất là những người mới giữ chức vụ lần đầu, họ mất rất nhiều thời gian để làm quen với cơng việc, quản lý các chương trình dự án chưa tốt, làm thất thoát vốn nhiều, hiệu quả từ cơng trình dự án đưa lại chưa cao; giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo nhất là về tranh chấp đất đai và chế độ chính sách chưa dứt điểm còn để khiếu nại, tố cáo vượt cấp; quản lý cơng chức chưa tốt cịn để họ nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân.
* Đối với các công chức chuyên môn:
- Cơng chức Trưởng cơng an xã tổ chức phịng ngừa, phòng chống các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật trên địa bàn cịn hạn chế, chưa làm tốt cơng tác bảo vệ hiện trường, bảo vệ mục tiêu quan trọng ở địa bàn. Nghiệp vụ của cơng an xã cịn nhiều hạn chế, chính vì vậy cơng tác nắm bắt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao thường không hiệu quả. Các vụ việc vi phạm pháp luật, tội phạm trên địa bàn quản lý không phát hiện kịp thời.
- Công chức Chỉ huy trưởng quân sự công tác tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán cứu hộ, cứu nạn làm chưa tốt.
- Công chức Văn phịng - Thống kê cơng tác soạn thảo văn bản quản lý làm chưa tốt, giải quyết các thủ tục còn phiền hà, sách nhiễu nhân dân khi lãnh đạo bận công việc đột xuất,chưa kịp thời điều chỉnh bổ sung việc làm cho phù hợp. Nhiều cơng chức văn phịng việc xây dựng kế hoạch làm việc cho cơ quan, cho lãnh đạo còn gặp nhiều khó
khăn, cơng tác tổ chức các kỳ họp, hội nghị, công tác văn thư lưu trữ làm không đúng quy trình, thủ tục.
- Cơng chức Tài chính - Kế toán xây dựng, thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, ghi sổ sách kế toán, quản lý các dự án xây dựng cơ bản, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu đang cịn yếu kém. Nhất là cơng tác lập các dự tốn, quyết tốn dự án, cơng trình xây dựng do cấp xã là chủ đầu tư.
- Cơng chức Địa chính - Xây dựng lập và quản lý hồ sơ địa chính làm chưa tốt, tham mưu giúp UBND hoà giải tranh chấp đất đai chưa thuyết phục dẫn đến tranh chấp kéo dài, vượt cấp còn nhiều, tham gia xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã chưa khoa học, chưa mang tầm chiến lược, chưa khai thác được tiềm năng của đất; phối hợp giải phóng mặt bằng chưa kịp thời cịn để lãng phí thời gian sử dụng đất, khiếu nại, hoà giải tranh chấp chưa tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng trong nhân dân.
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật đang còn hạn chế, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách chưa nhiều, chất lượng chưa cao; chưa thực hiện tốt việc thi hành án theo sự phân cấp. Công tác hộ tịch của cơng chức này ở nhiều nơi chưa tốt, tình trạng nể nang, cẩu thả dẫn đến việc thực hiện pháp luật về Hơn nhân gia đình, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi chưa tốt.
- Cơng chức Văn hố - Xã hơi cơng tác nắm bắt thơng tin và tình hình mơi trường văn hoá ở địa phương chưa nhạy bén. Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội chưa tốt. Việc tổ chức các đội văn nghệ nghiệp dư ở cấp xã chưa tốt, công tác tham mưa cho Uỷ ban nhân dân về cá hình thức hiện tuyên truyền, vận động nhân dân cịn nghèo nàn.
Ngồi ra còn các yếu tố về cơ cấu, số lượng, tư duy, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã có ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước ở tỉnh Điện Biên:
+ Về cơ cấu cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã cịn bất hợp lý: Tỷ lệ nữ ít, chỉ có 231/1.096 cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã (21%), trong đó cán bộ chuyên trách
nữ chỉ có 48/422 tổng số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã (11,37%), tỷ lệ cán bộ, cơng chức trẻ cịn ít: dưới 35 tuổi chỉ có 550 người/2927 tổng số cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã (19,5%), trong đó tỷ lệ cán bộ chủ chốt trẻ là 70/1063 tổng số cán bộ chủ chốt (6,6%). Điều này đã làm cho tính năng động, sáng tạo trong quá trình quản lý nhà nước của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã bị hạn chế.
+ Số lượng công chức cấp xã kiêm nhiệm đang nhiều, chứng tỏ rằng đang thiếu người có trình độ, năng lực để bố trí vào cho chức danh chun mơn đó. u cầu đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền Điện Biên hiện nay là phải tạo nguồn cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã để khắc phục hạn chế này.
+ Một bộ phận cán bộ, công chức nhận thức về đường lối đổi mới và cơ chế mới còn hạn chế; tư duy kinh tế còn chậm đổi mới để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, cầm chừng, kém năng động, sáng tạo, tác phong, lề lối làm việc chậm chạp, lề mề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm... đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở. Điện Biên là một tỉnh có tiềm năng kinh tế - xã hội rất lớn, đặc biệt là con người Điện Biên rất hiếu học nhưng Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Điều này có một phần trách nhiệm thuộc về cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã ở Điện Biên.