c) Về trìnhđộ
3.2.7. Đổi mới chính sách bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã
chính quyền cấp xã
* Về bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức:
Bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức có vai trị rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Nếu bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với cơng việc được giao thì kỷ cương được đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước cao, cán bộ trưởng thành lên nhanh; ngược lại nếu bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp với công việc (cơng việc u cầu cao mà bố trí cán bộ năng lực khơng đáp ứng được) thì sẽ dẫn tới kỷ cương khơng đảm bảo, hiệu lực quản lý nhà nước thấp, hoặc công việc u cầu khơng cao mà bố trí cán bộ năng lực có thừa thì sẽ lãng phí năng lực quản lý của cán bộ.
- Bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên cơ sở công việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có hiệu quả, có uy tín.
Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh đạo.
- Bố trí, sử dụng cán bộ, cơng chức phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục, bố trí, sử dụng cán bộ phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy mới, cách làm mới, cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính quyền.
- Cần phải thay đổi quan niệm là ưu tiên người được quy hoạch trước: Người nào quy hoạch trước thì bố trí sử dụng trước, người nào quy hoạch sau thì bố trí sử dụng sau; mà cần có quan niệm với mọi cán bộ trong diện quy hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu như nhau, người nào có đủ tiêu chuẩn, năng lực và chiều hướng phát triển tốt hơn thì bố trí, sử dụng người đó.
- Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tư cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (khơng có khả năng hồn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.
- Khi tiến hành lựa chọn cán bộ, cơng chức để bố trí vào chức danh thì cần phải tiến hành một cách khách quan, tập thể, dân chủ, có sự tham khảo ý kiến của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân.
* Về luân chuyển cán bộ:
Luân chuyển cán bộ về cơ sở là nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ về cơ sở và tăng cường cán bộ cho cơ sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.
Thực tế ở Điện Biên hiện nay, việc luân chuyển cán bộ về cơ sở cịn ít, nếu có ln chuyển thì chủ yếu luân chuyển cán bộ, công chức đến các phường, chỉ chú ý đến bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, công chức được luân chuyển, chứ chưa chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.
Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở Tỉnh cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
- Chỉ nên luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, không nên luân chuyển công chức cơ sở vì đây là các chức danh chun mơn cần sự chuyên sâu và ổn định.
- Chỉ nên luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, huyện xuống xã không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã với xã.
- Nên luân chuyển những cán bộ về cơ sở có nhiệt tình cách mạng, có năng lực tốt, tránh tình trạng bị đẩy xuống cơ sở, coi cơ sở là điểm dừng chân cuối cùng. Nên ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở, tạo bước đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở chính quyền cơ sở.
- Phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển cán bộ. Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lưỡng, có bước đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy ở cơ sở.
- Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến. Cần đảm bảo chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác.