c) Về trìnhđộ
3.2.6. Đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã
Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là những quy định cụ thể nhằm động viên cán bộ, công chức để cán bộ, công chức làm việc được tốt hơn. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, cơng chức nhưng đến nay chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức chưa hoàn thiện nhất là đối với cán bộ, công chức cấp xã, như hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã đánh giá "Chính sách đối với cán bộ cơ sở cịn nhiều chắp vá" do đó, cần phải "giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở" [15, tr.166, 168].
Chế độ, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, cơng chức. Nếu chế độ, chính sách đầy đủ, phù hợp thì cán bộ, cơng chức hăng say cơng tác, họ đầu tư thích đáng và có những cống hiến trong cơng việc; ngược lại, nếu chế độ, chính sách khơng đầy đủ, bất hợp lý thì cán bộ, cơng chức sẽ làm việc cầm chừng, có tư tưởng muốn chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn, thu nhập cao hơn, thậm chí sẽ có những cán bộ, cơng chức phạm một số sai lầm, khiếm khuyết như tham ô, tham nhũng, hạch sách nhân dân, vịi vĩnh nhân dân để kiếm chác. Vì vậy, cần phải hồn thiện chế độ, chính sách để động viên cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã n tâm cơng tác, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, công chức.
Hiện nay, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn thay cho Nghị định 09/1998/NĐ-CP, trên cơ sở đó các Bộ có liên quan đã ra Thơng tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121 của Chính phủ. Trong đó, quy định cụ thể các chế độ, chính sách như: Chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế và xã hội, chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách ...
Do đó, nhiệm vụ trước mắt là cần thực hiện nghiêm túc các văn bản nói trên, ở tỉnh Điện Biên cần chú trọng một số nội dung sau đây:
* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:
Tỉnh cần đầu tư thêm kinh phí (ít nhất là tăng gấp đôi) để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người trong diện quy hoạch cho các chức danh của chính quyền cấp xã đi học các lớp tập trung trung học chuyên nghiệp (gồm các chuyên ngành kinh tế, luật, nông lâm nghiệp) và các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh.
Các huyện miền núi cần có kế hoạch mở lớp học bổ túc văn hóa để sớm hồn thành phổ cập trung học phổ thơng cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã. Kinh phí mở lớp do ngân sách tỉnh và huyện cấp, khơng thu học phí của học viên.
Thực hiện tốt các quy định về chế độ cho các cán bộ, công chức trong thời gian đi học, tạo điều kiện tốt để họ an tâm học tập. Nghiên cứu tham mưu đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung một số quy định cho hợp lý đối với cán bộ đi học.
Hiện nay tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 17/2007 ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ cho cán bộ, cơng chức đi học.
Chỉ đạo các trường trung học chuyên nghiệp của tỉnh tăng cường mở lớp đào tạo tập trung cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đã đương chức và kế cận, mở các lớp tại chức ở huyện hoặc một cụm gồm một số huyện để sớm phổ cập trình độ trung cấp về chun mơn nghiệpvụ cho cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã.
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.
* Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần
Chính sách đãi ngộ bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, chế độ phụ cấp, sinh hoạt phí và bảo hiểm xã hội đối với cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác của cán bộ.
Để đổi mới hệ thống chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thay thế Nghị định 09/1998/NĐ-CP, áp dụng chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế và xã hội, chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách. Đây là một sự hợp lý, góp phần làm tăng thêm lịng nhiệt tình, sự say mê cống hiến, sáng tạo trong công việc và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức.
Hiện nay tỉnh Điện Biên đang thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định 121/2003 của Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, cơng chức cấp xã. Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 1026/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên ngày 6 tháng 9 năm 2004 về việc quy định số lượng cán bộ và mức phục cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố.
Tuy nhiên, việc quy định các chế độ, chính sách hiện nay của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên áp dụng cho cán bộ, công chức cấp xã và thôn bản, tổ dân phố cịn thấp, khơng là động lực, động viên khích lệ họ làm việc. Chính vì vậy Tỉnh cần xem xét các chế độ cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và thực tế mức chi phí, sinh hoạt trong thời điểm hiện nay.