Đổi mới cơng tác quy hoạch cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 99 - 100)

c) Về trìnhđộ

3.2.4. Đổi mới cơng tác quy hoạch cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã

Đảng ta xác định: Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế tục là nhiệm vụ thường xuyên và phải tiến hành theo quy hoạch. Theo đó quy hoạch cán bộ trở thành một trong những khâu chủ yếu của công tác cán bộ và phải được làm từ cán bộ lãnh đạo cao nhất trong Đảng, Nhà nước cho đến các cán bộ cơ sở. Về cách làm, trước hết là phải đổi mới nội dung và phương thức quy hoạch cán bộ, có quy chế, quy trình chặt chẽ và đi vào tiêu chuẩn hoá. Quy hoạch đi liền với đào tạo, bồi dưỡng để kịp thời chuyển tiếp từng bước các thế hệ lãnh đạo (Nghị quyết 6 khoá VII); bảo đảm mỗi cấp phải hình thành cho được đội ngũ cán bộ có ba độ tuổi tiếp kế nhau (Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII).

Trong quy hoạch cán bộ, việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng. Muốn lựa chọn đúng cán bộ đưa vào diện quy hoạch, cần phải rà soát, đánh giá tồn bộ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã , phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ, công chức. Hiện nay, cơng tác đánh giá cán bộ nói chung và ở tỉnh Điện Biên nói riêng là khâu yếu nhất, cần phải đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Trước hết, là đấu tranh phê phán, khắc phục những quan niệm cách làm cũ như chủ quan, duy ý chí, những định kiến hẹp hòi, thiên lệch nặng nề về thành phần xuất thân, bằng cấp, đầu óc, cục bộ, địa phương, bè phái, cảm tình cá nhân,... thiếu dân chủ. Cần phải đánh giá cán bộ một cách khách quan, công tâm và thực sự có hiệu quả, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cụ thể đánh giá cán bộ, phải lấy chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ và phải đặt cán bộ trong môi trường làm việc cụ thể. Nếu làm tốt việc đánh giá cán bộ chắc chắn sẽ lựa chọn đúng cán bộ có năng lực tốt. Việc lựa chọn cán bộ ở nhiều phạm vi và mức độ nhất định, có thể dựa vào sự giới thiệu của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân.

Khi đã lựa chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý cán bộ lại là khâu quyết định. Công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, công chức, căn cứ vào yêu cầu công việc mà tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp. Cán bộ trẻ trong diện quy hoạch cần được đào tạo tập trung cơ bản, phải trải qua thời gian rèn luyện, thử thách trong thực

tiễn gần sát với công việc dự kiến được giao. Cấp uỷ, thủ trưởng và cơ quan tổ chức cán bộ phải trực tiếp và thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, đánh giá mức độ trưởng thành của cán bộ quản lý và kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của cán bộ. Thông báo kịp thời cho cán bộ đó biết về những mặt tốt để phát huy và mặt hạn chế để khắc phục. Việc quản lý, kiểm tra cán bộ quy hoạch cũng cần dựa vào nhân dân và các đoàn thể quần chúng.

Để đảm bảo quy hoạch có tính khả thi, cần phải làm tốt các nội dung sau:

- Khi có sự biến động về cán bộ trong diện quy hoạch thì cần phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

- Khi quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải nghiêm túc thực hiện, cần phải tiến hành các bước tiếp theo: Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ theo đúng quy hoạch.

- Quy hoạch phải đảm bảo thực hiện hết thời hạn, tránh trường hợp thủ trưởng mới lên thay lại làm quy hoạch mới, trong khi quy hoạch cũ chưa hết thời hạn.

- Những người đang đương chức cần phải có thái độ cởi mở và có trách nhiệm dìu dắt, rèn luyện những người trong diện quy hoạch.

- Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quy hoạch đảm bảo tính khoa học, cụ thể và thiết thực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện doc (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)