Nội dung cơ bản của quản lý đội ngũ GVCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 37 - 40)

1.3.1. Tuyển dụng

Dựa trên quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường sau khi có kế hoạch tuyển dụng tiến hành lựa chọn giáo viên cho phù hợp với yêu cầu của nhà trường. Tuyển chọn là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo cơ cấu hợp lý và chất lượng cao. Nhiệm vụ của tuyển dụng là xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút các ứng viên thích hợp cho nhà trường. Đó là q trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá, lựa chọn quyết định trong số những người được tuyển dụng, ai là người đủ tiêu chuẩn.

Các yêu cầu về công bằng và dân chủ trong việc lựa chọn giáo viên cần được chú trọng. Công tác tuyển dụng phải tuân thủ một số yêu cầu sau:

- Việc tuyển dụng phải tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc quá trình quản lý nhân sự.

- Giáo viên được tuyển chọn phải nằm trong kế hoạch biên chế. - Cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút những giáo viên giỏi. - GV dự tuyển vào phải được cấp có thẩm quyền duyệt: Phẩm chất đạo đức; Trình độ (chuyên ngành gì, trường nào đào tạo, kết quả q trình học tập

ra sao, có đảm bảo theo quy định không?); năng lực công tác (qua kiểm tra, sát hạch, thử việc); sức khỏe; …

Việc lựa chọn GVCN thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt. Nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc.

- Có năng lực chun mơn vững vàng. Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tổ chức, giải quyết các tình huống giáo dục.

1.3.2. Bố trí, sử dụng

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ GVCN có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc phát huy vai trị của đội ngũ GVCN. Bố trí (phân cơng nhiệm vụ) có mục đích cụ thể, rõ ràng và trong thời gian nhất định. Việc phân công GVCN hợp lý, đúng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện thuận lợi để GVCN phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Bố trí cơng việc "đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ" là rất quan trọng khi tuyển chọn và bố trí GVCN.

Trong bố trí, sử dụng đội ngũ GVCN cần coi trọng năng lực sáng tạo thực sự, phê phán quan điểm cho rằng cứ có bằng cấp cao thì làm việc gì cũng được. Việc bố trí cơng việc không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường trong tương lai.

1.3.3. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá nhằm theo dõi, giám sát các thành quả của các hoạt động so với mục tiêu đề ra và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết; tạo động lực cho mọi người thực hiện. Người kiểm tra luôn song hành với đối tượng được kiểm tra để hỗ trợ giúp đỡ. Kiểm tra, đánh giá mang tính quyết định hiệu quả quản lý. Kiểm tra, đánh giá phải dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn. Sau khi đối chiếu đo lường kết quả đạt được với tiêu chuẩn đã đề ra thì tiến hành điều chỉnh sai lệch, tăng thêm nguồn lực hoặc sửa lại chuẩn nếu cần.

GVCN trong nhà trường, ngoài các nhiệm vụ chung của một giáo viên là giảng dạy, còn nhiệm vụ của cơng tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động này có những

đặc điểm riêng, khác với hoạt động bình thường của giáo viên bộ môn khác. Bản lĩnh và uy tín của GVCN được coi là một trong những thước đo quan trọng khi đánh giá giáo viên.

Ngoài quản lý hoạt động giảng dạy, đối với công tác QL đội ngũ GVCN cần phải quan tâm các hoạt động khác: Việc rèn luyện tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức; học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động đoàn thể trong nhà trường, hoạt động xã hội mang tính cộng đồng, tham gia các cơng tác đột xuất khác khi được lãnh đạo phân công, ...

1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình tác động đến con người nhằm trang bị hoặc là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho mỗi người với mục đích hồn thiện, nâng cao khả năng hoạt động nghề nghiệp giúp con người lao động thực hiện tốt hơn các công việc hiện tại.

Đào tạo là một nội dung quan trọng trong QL đội ngũ GV. Đào tạo GV mới do các trường Sư phạm đảm nhiệm. Do đó, cần có sự liên hệ giữa nhu cầu nhà trường cần tuyển dụng với trường Sư phạm để phù hợp yêu cầu thực tế.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho GVCN là một trong những yêu cầu cơ bản, thường xuyên của công tác quản lý nhà trường. Trong quá trình phát triển của nhà trường, các giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nội dung của bồi dưỡng thường xuyên là:

Bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng giúp đội ngũ giáo viên nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, về xu thế phát triển của xã hội, đặc biệt về lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Từ đó xác đinh tư tưởng mới trong giai đoạn mới.

Bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ: GVCN phải ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua tài liệu tham khảo, tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng được cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của mình.

Tổ chức hội thảo chuyên đề:

Giới thiệu các chuyên đề mới và khó nhằm bổ sung cập nhật kiến thức cho GVCN. Bồi dưỡng về các kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm.

1.3.5. Tạo môi trường và điều kiện làm việc

Để người GVCN yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt. Môi trường ở đây bao gồm các yếu tố: Những điều kiện, cơ chế, chính sách, các chế độ, quy định đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc cho GVCN.

Môi trường ở đây cịn được hiểu là mơi trường sư phạm, trong đó nghề giáo viên được sống trong một mơi trường văn hố, sống trong tình cảm ấm áp, chân tình cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mối quan hệ thày trò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 37 - 40)