Thực trạng công tác sử dụng, phân công GVCN của lãnh đạo nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 68 - 71)

2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ GVCN trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ

2.3.2. Thực trạng công tác sử dụng, phân công GVCN của lãnh đạo nhà trường

Trước khi bước vào năm học mới, bộ phận chuyên môn dự kiến phân công nhiệm vụ cho GV, trong đó có nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm. Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình học sinh, điều kiện thực tế, căn cứ vào tình hình đội ngũ để quyết định phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cho phù hợp với điều kiện của trường.

Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường dựa vào các tiêu chí: Giảng dạy trực tiếp tại lớp (nên có số tiết nhiều); năng lực chun mơn vững vàng, biết cách tổ chức các hoạt động, có khả năng xử lý, giải quyết tốt

các tình huống, có uy tín với nhà trường, phụ huynh và học sinh; số năm học làm chủ nhiệm ở cùng một lớp. Bên cạnh đó, cịn tính đến cả khối lượng công việc để hạn chế chênh lệch quá nhiều về số tiết giữa các GV.

Để đánh giá thực trạng công tác GVCN lớp, trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong nhà trường.

Tác giả đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 01 cán bộ quản lý và 18 giáo viên (gồm cả các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp) của nhà trường, tổng số là 19 người. Kết quả như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc phân công GVCN trong trường THCS.

TT Tiêu chí phân cơng SL tán

thành

Tỷ lệ (%)

1 GVCN có nhiều tiết dạy ở lớp đó 14 73,7

2 GVCN có khả năng về thực hiện cơng tác chủ nhiệm lớp 18 94,7

3 GVCN thay đổi qua từng năm học 12 63,2

4 GVCN theo lớp liên tục 3 đến 4 năm học 2 10,5

5 Tính đến các yếu tố khác 17 89,5

Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Có nhiều tiết dạy ở lớp đó Có khả năng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp Thay đổi GVCN qua từng năm học GVCN theo lớp từ 3 đến 4 năm Tính đến yếu tố khác Tỷ lệ tán thành Tiêu chí phân cơng GVCN

Qua kết quả trên, chúng ta thấy:

Tiêu chí 1: “Có nhiều tiết dạy ở lớp đó” có 73,7% số giáo viên được khảo sát đồng ý. Nhà trường thường chọn GV dạy môn Ngữ văn, Toán làm GVCN (đa số là GV mơn Ngữ văn, với 75%). Thực tế, nếu GV có nhiều tiết dạy ở lớp sẽ thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, đó khơng phải là tiêu chí mang tính quyết định, nhưng cũng cần phải có tiết dạy trực tiếp ở lớp đó.

Tiêu chí 2: “GVCN có khả năng về thực hiện cơng tác chủ nhiệm lớp” có 94,7% được hỏi đồng ý. Điều đó thấy rằng GVCN lớp không nhất thiết phải trực tiếp, có mặt thường xun ở lớp chủ nhiệm của mình mà có thể gián tiếp nhưng vẫn quản lý tốt lớp chủ nhiệm của mình. Muốn vậy, GVCN phải có khả năng về cơng tác chủ nhiệm, phải có những kỹ năng cần thiết về vấn đề này.

Tiêu chí 3: “GVCN thay đổi qua từng năm học” có 63,2% đồng ý. Cách phân cơng thường tùy từng năm học, chọn GVCN cho phù hợp với tình hình cụ thể. Khi phân cơng, có thể vẫn có GVCN theo lên lớp trên, nhưng thường khơng quá 2 năm liên tiếp.

Tiêu chí 4: “GVCN theo lớp liên tục 3 đến 4 năm học” có 10,5% đồng ý. Rõ ràng, với quan điểm trong quá trình giáo dục, khi nắm vững, hiểu rõ đối tượng thì biện pháp giáo dục sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Tuy nhiên, ở đây nhà trường lại muốn có sự thay đổi và tin tưởng vào sự thích nghi của GV trong điều kiện thay đổi.

Tiêu chí 5: “Tính đến các yếu tố khác” có 89,5% đồng ý. Thực tế cần quan tâm đến các yếu tố như tổng số tiết của GV để hạn chế chênh lệch quá nhiều về tổng số tiết giữa các GV; hoặc chú ý tới đặc điểm riêng của lớp, không thể phân công GVCN năng lực yếu vào lớp có diễn biến phức tạp. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn tới khối lớp cuối cấp. Điều đó cũng giải thích GVCN thuộc tổ KHXH nhiều hơn ở tổ KHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)