1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.5. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của GVCN
1.2.5.1. Vị trí của GVCN
GVCN là thành viên của Hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng QL và chịu trách nhiệm về chất lượng GD tồn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở đơn vị lớp.
GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh. Nói cách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại điện cho Hội đồng sư phạm, mặt khác lại đại diện cho tập thể học sinh trong q trình thực hiện cơng tác chủ nhiệm lớp.
1.2.5.2. Vai trò của GVCN
GVCN là người thay mặt hiệu trưởng QL lớp học. Vai trị QL đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch GD; tổ chức các hoạt động GD; hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của HS. GVCN chịu trách nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của HS trong lớp. Do đó, có thể nói trách nhiệm của GVCN lớp rất nặng nề. Đồng thời, GVCN là linh hồn của tập thể lớp, là người tập hợp HS thành một khối đồn kết. GVCN sẽ để lại trong lịng HS những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp nhất. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của GVCN càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
Trong quá trình làm việc, GVCN là người tổ chức các hoạt động GD học sinh trong lớp. Vai trò tổ chức của GVCN được thể hiện trong các việc: Thành lập bộ máy tự quản của lớp; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm; tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu GD đã được xây dựng; các hoạt động của lớp thực hiện theo năm mặt toàn diện. Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của HS trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức GD của GVCN.
GVCN là người cố vấn đắc lực của Chi đội Thiếu niên tiền phong trong việc tổ chức sinh hoạt tập thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung.
Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
GVCN vừa đưa ra những định hướng, mục tiêu phát triển, giáo dục HS vừa phải tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, giáo dục HS hiệu quả.
GVCN cũng là người triển khai những yêu cầu giáo dục của nhà trường đến với gia đình học sinh, đồng thời cũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi từ học sinh, gia đình học sinh, các dư luận xã hội về học sinh trở lại với nhà trường để giúp lãnh đạo nhà trường có giải pháp quản lý, phối hợp hiệu quả, đồng thời tạo lập mối liên hệ thông tin đa chiều giữa nhà trường – gia đình học sinh – xã hội.
GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng GD có tính chất chuyên nghiệp. GVCN liên hệ chặt chẽ với giáo viên các bộ môn, với Hội đồng nhà trường, với Ban Giám hiệu. GVCN là người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD. Do vậy, GVCN phải là người đứng ra điều phối và kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhất.
Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm cơng tác của GVCN là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động GD học sinh của lớp.
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa GVCN với một số tổ chức đồn thể trong nhà trường
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Hội đồng trường Giáo viên chủ nhiệm Văn phòng và các bộ phận trong trường (bảo vệ, …) Các giáo viên bộ môn của lớp học Ban cán sự, ban chỉ huy chi đội Học sinh lớp chủ nhiệm Tổ chuyên môn và Tổ chủ nhiệm
Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh của lớp
Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.2.5.3. Chức năng của GVCN
* Chức năng quản lý:
GVCN phải biết tổ chức, quản lý học sinh. Như trên đã nêu, lớp là một tập thể, là một tế bào của tập thể nhà trường. Vì vậy, bộ máy quản lý lớp nằm trong bộ máy quản lý chung của nhà trường. GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm phụ trách cơng tác quản lý trong phạm vi lớp mình làm chủ nhiệm. Ở đây, GVCN phải:
- Thiết kế được kế hoạch xây dựng và phát triển tập thể học sinh.
- Phát huy được ý thức tự quản của học sinh, xây dựng được bộ máy của lớp có đủ năng lực và uy tín điều hành các hoạt động chung.
- Cố vấn cho bộ máy này hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. - Tổ chức kiểm tra, đánh gia hoạt động của lớp, của từng học sinh. - Báo cáo Hiệu trưởng theo chế độ đã quy định.
Cuối cùng chức năng QL, GD của GVCN còn được thể hiện ở chỗ tổ chức tập hợp, khai thác sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân cách toàn diện của từng thành viên.
* Chức năng giáo dục:
GVCN quan tâm đến sự phát triển toàn diện của mọi học sinh trong tập thể lớp, phải nắm vững được những đặc điểm chung của lớp, của từng học sinh; có mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục thích hợp, có những tác động sư phạm hợp quy luật, mang lại hiệu quả; chú ý giáo dục cá biệt, cá nhân hóa giáo dục; đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng toàn diện của lớp, của từng học sinh.
* Chức năng đại diện:
GVCN là người đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức được đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đồng thời GVCN cũng là người trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của tập thể học sinh lớp mình lên lãnh đạo nhà trường.
1.2.5.4. Nhiệm vụ của GVCN
* GVCN trước hết phải là GV giảng dạy bộ môn. Nhiệm vụ của GV được quy định tại Khoản 1, điều 31, Điều lệ trường THCS, trường Phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD-ĐT [10]:
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
- Phối hợp với GVCN, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của GVCN được quy định tại Khoản 2, Điều 31- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học [10]:
GVCN, ngồi các nhiệm vụ quy định đối với giáo viên bộ môn như trên, cịn có những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.