Biện pháp 4 Bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục cho GVCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 88 - 93)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN

3.2.4. Biện pháp 4 Bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục cho GVCN

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp:

Trên cơ sở thực tế đội ngũ GVCN của nhà trường lãnh đạo nhà trường cần bồi dưỡng những kiến thức khoa học giáo dục cho GVCN để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp:

Các kỹ năng cơ bản cần bồi dưỡng:

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. + Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

+ Kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

+ Kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong tập thể lớp. + Kỹ năng xử lý các tình huống giáo dục.

+ Kỹ năng giao tiếp.

+ Kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.

* Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm lớp ở trường THCS thường được xây dựng cho khoảng thời gian 1 năm học. Trong quá trình lập Kế hoạch, các câu hỏi sau cần được trả lời rõ ràng:

+ Lớp chúng ta đang ở đâu? (Trạng thái hiện tại); + Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? (Trạng thái tương lai);

+ Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào để tới được đó? (Cách thức thay đổi);

+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? (Đánh giá sự thay đổi đã đạt yêu cầu chưa).

- Xây dựng cấu trúc bản mẫu Kế hoạch chủ nhiệm lớp: Từ thực tiễn có thể xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm mẫu gồm 9 nội dung cơ bản sau:

1- Đặc điểm mơi trường lớp học (Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức). 2- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu. 3- Các biện pháp chính.

4- Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm. 5- Điều chỉnh kế hoạch.

6- Kế hoạch từng tháng (Dự kiến: Nội dung, phân công, thời gian). 7- Kế hoạch sơ kết học kỳ (Dự kiến: Nội dung, phân công, thời gian). 8- Kế hoạch tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung, phân công, thời gian).

9- Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung, phân công, thời gian).

* Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp:

Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

+ Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp. + Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh.

+ Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến cơng việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh.

+ Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại.

Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp

(1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch: - Đánh giá lại những hoạt động trong tuần.

- Lập kế hoạch tuần tiếp theo.

(2) Hình thức hỗn hợp: Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề. - Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần.

- Thơng báo những cơng việc chính trong tuần tới.

Hai nội dung trên nên tiến hành nhanh gọn trong khoảng 10 phút. - Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút).

(3) Thảo luận chuyên đề, chủ điểm.

(4) Tổ chức các Hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, …).

* Bồi dưỡng kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các con đường sau: - Lồng ghép qua môn học và hình thức, phương pháp tổ chức dạy học. - Tổ chức các chủ đề giáo dục kỹ năng sống chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của học sinh qua hoạt động ngồi giờ lên lớp.

- Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.

- Qua tiếp cận 4 trụ cột "Học để biết, học để làm, học để chung sống,

- Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh. Các nguyên tắc GD kỹ năng sống nhằm thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro. - Tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm.

- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm.

- Tập trung vào những thơng điệp tích cực, hạn chế sử dụng những thơng điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi.

- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi.

- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn. - Sử dụng tác động của người có uy tín.

- Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra mơi trường giáo dục khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro.

- Phịng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.

* Bồi dưỡng kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp:

Quy tắc giải quyết những bất hòa giữa học sinh dành cho giáo viên. 1- Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh.

2- Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí khơng kích động nhau tức giận.

3- Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết các bất hịa.

4- Khuyến khích hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình. 5- Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói. 6- Chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau.

7- Khuyến khích học sinh nhắc lại những gì bạn kia nói. u cầu mỗi bên đặt vào vị trí của nhau để suy ngẫm, sau đó u cầu đơi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia.

8- Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng nghe và giao tiếp.

9- Làm trọng tài. Tránh thiên vị đứng về một phía.

10- Khuyến khích các em tìm ra phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện.

* Bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống giáo dục:

Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống GD: + Đặt lợi ích, sự phát triển, sự tiến bộ của học sinh lên trên tất cả.

+ Tơn trọng, đặt vào vị trí của học sinh và lắng nghe họ.

+ Dựa vào các đặc điểm cá nhân để lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề cho hiệu quả.

+ Khách quan, cơng bằng khi giải quyết vấn đề, tình huống. + Khích lệ yếu tố tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực.

+ Đặt học sinh có vấn đề (trong tình huống) vào vị trí của người khác để cảm nhận, thấu hiểu cảm xúc của người khác hoặc người có mâu thuẫn với mình.

+ Khuyến khích vai trò chủ thể của học sinh trong việc lựa chọn quyết định, hành vi trên cơ sở thay đổi nhận thức, niềm tin chưa hợp lý.

+ Không đồng nhất hành vi không mong đợi với nhân cách.

* Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp.

Nhà trường chú trọng đến các nội dung giao tiếp sau: - Giao tiếp với phụ huynh học sinh.

- Giao tiếp với học sinh. - Giao tiếp với đồng nghiệp.

* Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.

- Đánh giá xếp loại hạnh kiểm.

- Phê học bạ, sổ liên lạc cho học sinh. - Sơ kết giữa kỳ, cuối năm học, cuối cấp.

3.2.4.3. Cách tiến hành.

- Trên cơ sở lãnh đạo nhà trường và một số GVCN được tham gia tập huấn về công tác GVCN lớp do cấp trên tổ chức đầu mỗi năm học, cần triển khai tập huấn tại trường càng sớm, càng tốt. Việc triển khai tập huấn nội dung

này có thể dành cho tất cả thành viên trong Hội đồng nhà trường nhưng trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 88 - 93)