Biện pháp 6 Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm cho GVCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 94 - 96)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN

3.2.6. Biện pháp 6 Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm cho GVCN.

nỗ lực của cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý đội ngũ GVCN. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, tạo sự đồng thuận giữa lãnh đạo trường với đội ngũ GVCN, hướng vào thực hiện mục tiêu chung.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

- Xây dựng theo tinh thần: “Tổ chức biết học hỏi”. Cần thỏa mãn các điều kiện:

+ Tư duy hệ thống: Mỗi thành viên phải hiểu rõ tổ chức của mình hoạt động, làm việc như thế nào. Điều đó cho phép mỗi GV hoạt động theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ đội ngũ GVCN.

+ Quan điểm, tầm nhìn chia sẻ: Xây dựng mục đích chung, cam kết chung, kế hoạch tổng thể.

+ Học hỏi đồng đội, rèn luyện kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp, đặc biệt là những GV có nhiều kinh nghiệm. Đó là q trình trao đổi thơng tin; qua đó, GV giúp đỡ nhau hoàn thiện các kỹ năng hiện có, bổ sung các kỹ năng mới vào giải quyết các vấn đề liên quan.

Động viên kịp thời về vật chất và tinh thần, tương xứng với công sức, kết quả đạt được của GVCN.

Tăng cường cơ sở vật chất trường học, giữ gìn quang cảnh, đảm bảo an tồn. Tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường; giữa các thành viên trong trường với địa phương, xã hội.

3.2.6. Biện pháp 6. Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm cho GVCN. GVCN.

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Việc thành lập Tổ chủ nhiệm giúp quản lý đội ngũ GVCN của nhà trường được thuận lợi hơn. Qua các buổi sinh hoạt tổ, GVCN có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý lớp, kinh nghiệm giáo dục học sinh, thống nhất

các biện pháp giáo dục và phối hợp nhau trong các hoạt động chung của trường.

Việc giao ban, rút kinh nghiệm hàng tuần giúp lãnh đạo trường nắm được kịp thời tình hình hoạt động, các vấn đề nảy sinh trong các lớp. Trên cơ sở đó, có những biện pháp điều chỉnh phù hợp làm cho các hoạt động mang lại hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp:

Tổng phụ trách Đội báo cáo các hoạt động nề nếp, kết quả thi đua của các lớp, dự kiến hoạt động trong tuần sau.

GVCN phản ánh tình hình học tập và rèn luyện của học sinh các lớp. Tổ trưởng tổ chủ nhiệm đánh giá hoạt động trong tuần, kế hoạch nhiệm vụ tuần tiếp theo.

Thảo luận về khó khăn trong trong tổ chức triển khai nhiệm vụ. Tổ trưởng kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.

3.2.6.3. Cách tiến hành

Sau khi phân công GVCN, thành lập Tổ chủ nhiệm, cần xây dựng quy chế hoạt động và lịch hoạt động theo từng tuần, tháng. Bám sát hoạt động của nhà trường, tổ chủ nhiệm cần có lịch sinh hoạt tổ để trao đổi kinh nghiệm, đánh giá công tác chủ nhiệm trong tuần, trong tháng.

Mỗi học kỳ cần tổ chức Hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của GVCN.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện:

Ngoài các cuộc họp giao ban chung, các nhóm chủ nhiệm theo khối cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề trong khối.

Ngồi ra, cịn phải phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường một cách thường xuyên; có kế hoạch và tổ chức nghiêm túc Hội thi GVCN giỏi cấp trường. Bên cạnh đó, tổ chức cho GVCN được tham quan, giao lưu với GVCN của các đơn vị nhà trường có chất lượng cao ở trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 94 - 96)