Biện pháp 1 Bổ sung giáo viên có đủ đức, đủ tài theo định mức biên chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 85)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN

3.2.1. Biện pháp 1 Bổ sung giáo viên có đủ đức, đủ tài theo định mức biên chế

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

- Giải quyết được sự thiếu hụt về mặt số lượng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo ra sự cân đối về cơ cấu, làm giảm độ tuổi trung bình, góp phần tạo nên sự ổn định lâu dài của đội ngũ giáo viên.

- Trong những năm tiếp theo, trường cần bổ sung đủ số lượng GV theo đúng chỉ tiêu biên chế, đảm bảo về chất lượng chuyên môn, phẩm chất đạo đức.

- Yêu cầu đặt ra đối với những giáo viên được tuyển dụng là: + Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.

+ Có trình độ chun mơn đạt chuẩn trở lên, năng lực vững vàng. + Có sức khỏe tốt để đáp ứng được yêu cầu công tác.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm và giáo viên hiện có của từng bộ môn để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung cho mỗi môn và xác định được nguồn tuyển chọn đó là các giáo viên có trình độ khá, giỏi về chun mơn.

- Thực hiện quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Bố trí dự giờ, đánh giá một cách khách quan, công bằng đối với người dự tuyển. Đặt lợi ích và nhu cầu của nhà trường lên trên hết, khơng vì mục đích riêng mà có sự đánh giá thiếu khách quan đối với người dự tuyển.

- Thông báo công khai việc tuyển dụng biên chế.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND thành phố, Phòng GD&ĐT tạo cơ chế, chính sách hợp lý đối với nhà trường.

- Nhà trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên có nhu cầu tuyển dụng, đảm bảo về thu nhập hàng tháng, được sự quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ.

- Nhà trường cần phải có sự dự báo tương đối chính xác về số lượng giáo viên ứng với quy mô phát triển của nhà trường trong những năm trước mắt, có chỉ tiêu và nhu cầu thực hiện của các bộ môn.

3.2.2. Biện pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Việc lựa chọn, phân công hợp lý GVCN sẽ giúp cho cơng tác giáo dục tồn diện học sinh của nhà trường được triển khai một cách thuận lợi, mang

lại kết quả cao. Đồng thời, làm cho các biện pháp giáo dục của nhà trường đến được tất cả các đối tượng học sinh.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp.

Phương án phân cơng: Có thể phân công một trong hai phương án sau: + Phương án 1: Phân công GVCN từ đầu năm lớp 6 và liên tục chủ nhiệm lớp đó đến lớp 9. Phương án này có điểm tích cực ở chỗ với việc chủ nhiệm liên tục trong cả 4 năm học GVCN sẽ nắm vững đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, năng lực cá nhân của từng học sinh, đồng thời giúp cho GVCN thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp (Nếu chỉ chủ nhiệm 1 năm thì chỉ xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp trong vòng 1 năm - kế hoạch ngắn hạn, còn nếu chủ nhiệm cả 4 năm thì GVCN ngồi việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cho từng năm cịn có thể xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cho cả 4 năm học - kế hoạch chiến lược), đó là điều kiện thuận lợi cho GVCN triển khai các dự định, những ý tưởng giáo dục của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương án này cũng có mặt hạn chế ở chỗ nếu GVCN thiếu sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành lớp thì các biện pháp giáo dục sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, làm cho các em học sinh không có hứng thú cộng tác, hiệu quả giáo dục vì thế sẽ không cao.

+ Phương án 2: Phân công GVCN theo đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong từng năm học. Có nghĩa là GVCN năm học này chủ nhiệm lớp A, nhưng năm học sau có thể lại chủ nhiệm lớp B. Phương án này có điểm tích cực là học sinh được giáo dục qua nhiều phương pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCN sẽ có điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục của mình với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Qua đó, sẽ tích lũy được nhiều kinh nghệm giáo dục hơn. Tuy nhiên, cũng có điểm hạn chế ở chỗ: Làm cho mối quan hệ giữa GVCN với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh bị gián đoạn, khó có thể triển khai được kế hoạch cơng tác chủ nhiệm lớp mang tính chiến lược.

Cần nghiên cứu để chọn phương án nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để phát huy hiệu quả cao nhất.

3.2.2.3. Cách tiến hành:

Trước hết lãnh đạo nhà trường có buổi họp với nội dung dự kiến phân công GVCN trước khi năm học bắt đầu. Việc phân công GVCN cần căn cứ vào các yêu cầu: Phẩm chất, năng lực, tâm huyết.

+ Phẩm chất đạo đức tốt. Gương mẫu thực hiện nhiệm vụ. + Trình độ chun mơn của giáo viên.

+ Kinh nghiệm giáo dục học sinh, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của giáo viên.

+ Các kỹ năng cơ bản mà GVCN cần phải có như: Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS, kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng xây dựng tập thể lớp, kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, kỹ năng quản lý toàn diện hoạt động của học sinh trong một lớp, …

+ Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao như: Điều kiện gia đình, điều kiện sức khỏe, …

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện:

Để lựa chọn, phân công được GVCN đạt hiệu quả cao nhất, lãnh đạo nhà trường cần tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong trường như tổ chun mơn, Cơng đồn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý học sinh, thậm chí có thể tìm hiểu năng lực của GVCN thơng qua kênh thăm dị phản hồi từ học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)