Thực trạng công tác tuyển dụng GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 67 - 68)

2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ GVCN trường THCS xã Trịnh Xá, TP Phủ

2.3.1. Thực trạng công tác tuyển dụng GV

Khi tiếp nhận nhân lực cần có điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. GV dự tuyển vào phải được cấp có thẩm quyền duyệt: Phẩm chất đạo đức; Trình độ (chuyên ngành gì, trường nào đào tạo, kết quả quá trình học tập ra sao, có đảm bảo theo quy định khơng?); năng lực cơng tác (qua kiểm tra, sát hạch, thử việc); sức khỏe; …

Thực tế tại đơn vị: Hiệu trưởng nhà trường khơng có thẩm quyền tuyển dụng đội ngũ giáo viên, mà chỉ là nhận GV khi có quyết định của cấp trên.

Trước mỗi năm học, khi xây dựng kế hoạch phát triển, nhà trường căn cứ số học sinh, số lớp để tính nhu cầu giáo viên. Sau đó rà sốt đội ngũ GV hiện có xem thừa, thiếu chủng loại nào để tham mưu, đề xuất với cấp trên cho kịp thời.

Hàng năm, Phịng GD&ĐT ln rà soát đội ngũ giáo viên, tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch biên chế đội ngũ GV.

Từ đó, cơng việc tuyển chọn GVCN ở nhà trường chỉ là lựa chọn GV trong Hội đồng sư phạm làm công tác chủ nhiệm lớp.

- Tuyển GV mới: Đối với đội ngũ giáo viên hiện có của trường, tất cả đều được tuyển dụng ngay sau khi học xong ở trường Sư phạm, vì thời điểm trước còn thiếu giáo viên. Nhưng hiện nay, nhà trường đang thừa GV nên không được tuyển thêm GV mới.

- Điều động:

Đầu năm học 2014-2015, trường có 2 GV được điều động đi trường khác. - Biệt phái:

Có 1 GV biệt phái đi trường khác (mơn Tốn- Lí), nhà trường nhận 1 GV từ trường khác biệt phái đến (mơn Hóa- Sinh). Có 1 GV dạy ở trường và cả ở trường khác (môn Tiếng Anh).

- Hợp đồng: Trường khơng có GV hợp đồng.

Từ thực trạng về cơng tác tuyển dụng GV như trên cũng ảnh hưởng tới việc phân công GVCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 67 - 68)