Biện pháp 3 Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 85 - 88)

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN

3.2.3. Biện pháp 3 Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ

GVCN trong nhà trường.

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp:

Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Hoạt động này diễn ra trong một không gian thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng và nội dung khác nhau. Trong q trình đó có người làm tốt, có người làm

chưa tốt. Vì vậy, nội dung kiểm tra đánh giá luôn là nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý đội ngũ GVCN của người hiệu trưởng trường THCS. Trên thực tế, việc đánh giá GVCN hiện nay ở các trường THCS chưa được tiến hành một cách có kế hoạch, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Bởi vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá GVCN trong các trường THCS là một u cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp:

Nội dung hoạt động chủ nhiệm trong các trường THCS khá đa dạng, phong phú. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi trường, của mỗi giai đoạn, Hiệu trưởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, cho từng học kỳ và từng đợt.

Riêng kế hoạch kiểm tra cần định rõ với từng GVCN trong từng thời gian. Về nội dung kiểm tra, kiểm tra đầy đủ tất cả các nội dung của hoạt động chủ nhiệm lớp.

+ Kiểm tra việc thực hiện nề nếp của lớp hàng ngày: đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, tập thể dục giữa giờ, ...

Căn cứ vào những quy định cụ thể của trường; đánh giá cho điểm; công bố cơng khai trước tồn trường. Những quy định của trường về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ.

+ Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ điểm, ghi sổ đầu bài. Nội dung nhận xét của Hiệu trưởng được ghi vào trang sau của Sổ điểm.

Căn cứ vào kế hoạch được giao, GVCN phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ điểm. GVCN báo cáo về hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, diện con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, trường hợp có hồn cảnh đặc biệt, nghe giải pháp của GVCN trong việc giúp đỡ học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh khó khăn.

+ Tìm hiểu hoạt động công tác Đội trong lớp học, các phong trào tập thể: văn nghệ, thể dục thể thao, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.

+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm, Học lực học sinh cuối học kỳ, cuối năm học.

Căn cứ để kiểm tra: Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT, quy định về xếp loại Hạnh kiểm, Học lực của học sinh; căn cứ vào yêu cầu, nội dung các mơn học, kiểm tra đánh giá của GVCN có đúng không.

+ Kiểm tra đột xuất: Dự các giờ Sinh hoạt lớp để đánh giá việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh: Trang phục, sách vở, đồ dùng học tập, …

Một trong những khâu quan trọng làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra là trao đổi, góp ý với GVCN. Sau kiểm tra, ngoài việc nêu lên những ưu, khuyết điểm, cần chú ý bồi dưỡng cho GVCN có thêm những nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trọng hơn là chỉ ra được biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác, cụ thể, thiết thực, sát đối tượng, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc. Tránh góp ý một cách chung chung.

Cuối cùng, phải xác định được thời gian cho đối tượng sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và thời gian phúc tra việc sửa chữa.

3.2.3.3. Cách tiến hành:

Lãnh đạo nhà trường phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường, do đó, phải xác định được yêu cầu cụ thể sau:

+ Yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp trong trường THCS.

+ Phát hiện, đánh giá được tinh thần, thái độ, chất lượng công tác, những việc làm đúng, chưa đúng, những thiếu sót, lệch lạc của GVCN trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, các quy chế quy định về chủ nhiệm lớp.

+ Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp trong một năm học, theo chuyên đề, theo chủ điểm.

+ Đánh giá được việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường (cơng đồn, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các giáo viên bộ mơn).

+ Đánh giá việc tổ chức các hoạt động của GVCN với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như Hội Cha mẹ học sinh, với địa phương.

+ Đánh giá việc giáo dục truyền thống quê hương của GVCN cho HS. + Đánh giá được thực chất về Hạnh kiểm, rèn luyện, thực trạng nề nếp của học sinh do từng GVCN phụ trách.

+ Chỉ ra được cho thầy và trò phương hướng, biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót, bồi dưỡng cho GV và cho chính Hiệu trưởng những kinh nghiệm hay trong quản lý.

+ Các công việc cụ thể của người Hiệu trưởng trong đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp các trường THCS.

3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện:

Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian tiến hành, kế hoạch kiểm tra định kỳ cần công bố công khai để mọi người thực hiện việc theo dõi kết quả.

+ Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác trong kiểm tra. + Phải có chuẩn đánh giá thích hợp với từng nội dung Kiểm tra. + Phải đảm bảo tính dân chủ, cơng khai trong kiểm tra.

+ Phải đảm bảo tính linh hoạt đồng bộ và tính liên tục, hệ thống.

Sau kiểm tra, đánh giá cần biểu dương, rút kinh nghiệm các nội dung liên quan. Kiểm tra phải dẫn đến tác động điều chỉnh hoạt động chủ nhiệm trong trường, nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở xã trịnh xá thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 85 - 88)