Xá, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
2.4.1. Những thuận lợi, khó khăn của lãnh đạo nhà trường trong công tác quản lý đội ngũ GVCN tác quản lý đội ngũ GVCN
* Thuận lợi:
- Được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
- Nhà trường đã có sự quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ GVCN. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, giúp cho nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cơng tác xã hội hố giáo dục tương đối tốt, có tác động tích cực tới sự nghiệp giáo dục ở các trường.
- Học sinh học của nhà trường đại đa số cùng một lứa tuổi, có chênh lệch nhau không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục.
- Hiện nay, đa số giáo viên gắn bó với trường, với lớp. Đặc biệt, đời sống của giáo viên được cải thiện, mọi người yên tâm công tác.
- Giáo dục hiện nay phát triển trong thời đại thông tin bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh, nhân dân dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới về khoa học kỹ thuật trong giáo dục.
- Điện thoại phát triển thuận lợi trao đổi thông tin giữa GVCN với phụ huynh học sinh, giữa GVCN với hiệu trưởng.
* Khó khăn:
- Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh trên mạng làm 1 số HS xao nhãng trong học tập, số HS cá biệt trong các trường nguy cơ tăng lên.
- Một số gia đình cịn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số học sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn xã hội. Điều đó, làm cho GVCN mất nhiều thời gian hơn trong giáo dục học sinh cá biệt.
- Học sinh THCS đang trong độ tuổi giao thời hiếu động.
- Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN cịn gặp nhiều khó khăn về thời gian, nội dung, phương pháp, giảng viên.
- Quy định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ QL, giáo dục HS nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện.
2.4.2. Tồn tại, thiếu sót
- Việc phân cơng GVCN được lãnh đạo nhà trường thực hiện ngay từ đầu năm học, nhưng năm qua đội ngũ giáo viên của nhà trường có sự thay đổi do điều động của cấp trên. Cơ cấu giáo viên giữa các mơn học cịn mất cân đối lớn, mơn thì thiếu, mơn thì thừa dẫn đến việc phân cơng chun mơn gặp khó khăn. Một số GVCN là nữ có con nhỏ; dẫn đến việc nghỉ phép nhiều do tình trạng sức khỏe của con cái khơng tốt, ... Thực trạng đó dẫn tới việc phân cơng GVCN lớp gặp khó khăn.
- Về kiểm tra, đánh giá:
Hiệu trưởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình cơng tác chủ nhiệm, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường xuyên, mới chủ
yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường.
Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, cịn mang tính định tính là chủ yếu.
Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được GVCN của lớp có nhiều khó khăn về đối tượng HS.
- Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN được lãnh đạo nhà trường quan tâm, nhưng cách triển khai chưa thực sự hiệu quả, cịn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng cịn ít ý kiến tâm huyết, mang tính khoa học. Chưa giúp GVCN có được các kỹ năng tốt nhất của công tác chủ nhiệm lớp theo yêu cầu.
- Chế độ đãi ngộ đã được quan tâm, song chưa tương xứng với công lao của GVCN.
* Nguyên nhân (chủ quan, khách quan):
Còn thiếu sự quan tâm đầu tư, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, công tác kiểm tra chưa thường xuyên, nhận thức về công tác quản lý đội ngũ GVCN chưa tốt, chế độ chính sách với đội ngũ này chưa đảm bảo. Trong đó, có cả vai trị của lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý đội ngũ GVCN.
Tiểu kết chương 2
Thực tế những năm qua, cùng với các hoạt động quản lý toàn diện, quản lý đội ngũ GVCN đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm, song các nội dung quản lý đội ngũ GVCN chưa được lãnh đạo nhà trường thực hiện bài bản, khoa học, có chiều sâu để qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trên thực tế, trường đã đạt được nhiều kết quả đáng kể; tuy vậy, muốn tiếp tục duy trì tốt kết quả đã đạt được thì cán bộ quản lý nhà trường và các GVCN cần tiếp tục rèn luyện năng lực, phẩm chất, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa, đặc biệt trong quản lý đội ngũ GVCN. Vì thế, chúng tơi mong muốn trên cơ sở thực trạng quản lý đ ộ i n g ũ GVCN của nhà trường, đề xuất những biện pháp quản lý vừa mang tính khoa học, bài bản đáp ứng yêu cầu của nội dung quản lý đội ngũ GVCN, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đưa hoạt động quản lý đội ngũ GVCN của nhà trường đi vào thực chất hơn, mang lại hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THCS TRỊNH XÁ, TP PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp với nhau một cách logic, tạo thành một thể thống nhất, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo
Mỗi biện pháp đề xuất phải có tính khoa học, logic dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa, hướng đích
Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế nhà trường, phải dựa trên nền tảng các biện pháp đã thực hiện để xây dựng mới hoặc bổ sung biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của trường
Các biện pháp đề xuất phải mạng tính khả thi, có khả năng thực hiện thành công, phù hợp với thực tế của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN
3.2.1. Biện pháp 1. Bổ sung giáo viên có đủ đức, đủ tài theo định mức biên chế
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
- Giải quyết được sự thiếu hụt về mặt số lượng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo ra sự cân đối về cơ cấu, làm giảm độ tuổi trung bình, góp phần tạo nên sự ổn định lâu dài của đội ngũ giáo viên.
- Trong những năm tiếp theo, trường cần bổ sung đủ số lượng GV theo đúng chỉ tiêu biên chế, đảm bảo về chất lượng chuyên môn, phẩm chất đạo đức.
- Yêu cầu đặt ra đối với những giáo viên được tuyển dụng là: + Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
+ Có trình độ chun mơn đạt chuẩn trở lên, năng lực vững vàng. + Có sức khỏe tốt để đáp ứng được yêu cầu công tác.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm và giáo viên hiện có của từng bộ mơn để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung cho mỗi mơn và xác định được nguồn tuyển chọn đó là các giáo viên có trình độ khá, giỏi về chun mơn.
- Thực hiện quy trình tuyển chọn một cách chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- Bố trí dự giờ, đánh giá một cách khách quan, công bằng đối với người dự tuyển. Đặt lợi ích và nhu cầu của nhà trường lên trên hết, khơng vì mục đích riêng mà có sự đánh giá thiếu khách quan đối với người dự tuyển.
- Thông báo công khai việc tuyển dụng biên chế.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND thành phố, Phòng GD&ĐT tạo cơ chế, chính sách hợp lý đối với nhà trường.
- Nhà trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên có nhu cầu tuyển dụng, đảm bảo về thu nhập hàng tháng, được sự quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ.
- Nhà trường cần phải có sự dự báo tương đối chính xác về số lượng giáo viên ứng với quy mô phát triển của nhà trường trong những năm trước mắt, có chỉ tiêu và nhu cầu thực hiện của các bộ môn.
3.2.2. Biện pháp 2. Lựa chọn, phân công hợp lý GVCN
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Việc lựa chọn, phân công hợp lý GVCN sẽ giúp cho cơng tác giáo dục tồn diện học sinh của nhà trường được triển khai một cách thuận lợi, mang
lại kết quả cao. Đồng thời, làm cho các biện pháp giáo dục của nhà trường đến được tất cả các đối tượng học sinh.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp.
Phương án phân cơng: Có thể phân cơng một trong hai phương án sau: + Phương án 1: Phân công GVCN từ đầu năm lớp 6 và liên tục chủ nhiệm lớp đó đến lớp 9. Phương án này có điểm tích cực ở chỗ với việc chủ nhiệm liên tục trong cả 4 năm học GVCN sẽ nắm vững đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, năng lực cá nhân của từng học sinh, đồng thời giúp cho GVCN thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp (Nếu chỉ chủ nhiệm 1 năm thì chỉ xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp trong vòng 1 năm - kế hoạch ngắn hạn, còn nếu chủ nhiệm cả 4 năm thì GVCN ngồi việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cho từng năm cịn có thể xây dựng kế hoạch cơng tác chủ nhiệm lớp cho cả 4 năm học - kế hoạch chiến lược), đó là điều kiện thuận lợi cho GVCN triển khai các dự định, những ý tưởng giáo dục của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương án này cũng có mặt hạn chế ở chỗ nếu GVCN thiếu sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành lớp thì các biện pháp giáo dục sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán, làm cho các em học sinh khơng có hứng thú cộng tác, hiệu quả giáo dục vì thế sẽ khơng cao.
+ Phương án 2: Phân cơng GVCN theo đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong từng năm học. Có nghĩa là GVCN năm học này chủ nhiệm lớp A, nhưng năm học sau có thể lại chủ nhiệm lớp B. Phương án này có điểm tích cực là học sinh được giáo dục qua nhiều phương pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCN sẽ có điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục của mình với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Qua đó, sẽ tích lũy được nhiều kinh nghệm giáo dục hơn. Tuy nhiên, cũng có điểm hạn chế ở chỗ: Làm cho mối quan hệ giữa GVCN với học sinh thiếu gắn bó chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh bị gián đoạn, khó có thể triển khai được kế hoạch cơng tác chủ nhiệm lớp mang tính chiến lược.
Cần nghiên cứu để chọn phương án nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để phát huy hiệu quả cao nhất.
3.2.2.3. Cách tiến hành:
Trước hết lãnh đạo nhà trường có buổi họp với nội dung dự kiến phân công GVCN trước khi năm học bắt đầu. Việc phân công GVCN cần căn cứ vào các yêu cầu: Phẩm chất, năng lực, tâm huyết.
+ Phẩm chất đạo đức tốt. Gương mẫu thực hiện nhiệm vụ. + Trình độ chun mơn của giáo viên.
+ Kinh nghiệm giáo dục học sinh, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của giáo viên.
+ Các kỹ năng cơ bản mà GVCN cần phải có như: Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý HS, kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, kỹ năng xây dựng tập thể lớp, kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp, kỹ năng quản lý toàn diện hoạt động của học sinh trong một lớp, …
+ Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao như: Điều kiện gia đình, điều kiện sức khỏe, …
3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện:
Để lựa chọn, phân công được GVCN đạt hiệu quả cao nhất, lãnh đạo nhà trường cần tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức đoàn thể trong trường như tổ chun mơn, Cơng đồn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý học sinh, thậm chí có thể tìm hiểu năng lực của GVCN thơng qua kênh thăm dị phản hồi từ học sinh.
3.2.3. Biện pháp 3. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN trong nhà trường. GVCN trong nhà trường.
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp:
Hoạt động chủ nhiệm lớp là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Hoạt động này diễn ra trong một không gian thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng và nội dung khác nhau. Trong q trình đó có người làm tốt, có người làm
chưa tốt. Vì vậy, nội dung kiểm tra đánh giá luôn là nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý đội ngũ GVCN của người hiệu trưởng trường THCS. Trên thực tế, việc đánh giá GVCN hiện nay ở các trường THCS chưa được tiến hành một cách có kế hoạch, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Bởi vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá GVCN trong các trường THCS là một yêu cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp hiện nay.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp:
Nội dung hoạt động chủ nhiệm trong các trường THCS khá đa dạng, phong phú. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi trường, của mỗi giai đoạn, Hiệu trưởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, cho từng học kỳ và từng đợt.
Riêng kế hoạch kiểm tra cần định rõ với từng GVCN trong từng thời gian. Về nội dung kiểm tra, kiểm tra đầy đủ tất cả các nội dung của hoạt động chủ nhiệm lớp.
+ Kiểm tra việc thực hiện nề nếp của lớp hàng ngày: đi học đúng giờ, trực nhật, vệ sinh, tập thể dục giữa giờ, ...
Căn cứ vào những quy định cụ thể của trường; đánh giá cho điểm; công bố cơng khai trước tồn trường. Những quy định của trường về cách đánh giá cho điểm được bàn bạc công khai, dân chủ.
+ Kiểm tra việc ghi lý lịch của học sinh vào sổ điểm, ghi sổ đầu bài. Nội dung nhận xét của Hiệu trưởng được ghi vào trang sau của Sổ điểm.
Căn cứ vào kế hoạch được giao, GVCN phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ điểm. GVCN báo cáo về hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, diện con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, trường hợp có hồn cảnh đặc biệt, nghe giải pháp của GVCN trong việc giúp đỡ học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh khó khăn.
+ Tìm hiểu hoạt động công tác Đội trong lớp học, các phong trào tập thể: văn nghệ, thể dục thể thao, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh.
+ Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại Hạnh kiểm, Học lực học sinh cuối