Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 68 - 99)

Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá T. Bình Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Triển khai KH tới

toàn thể CBGV. 77 100 0 0 0 0 68 88.3 9 11.7 0 0 0 0

Có biện pháp xử lý GV không thực hiện kế hoạch.

72 93.5 5 6,5 0 0 71 92,2 6 7,8 0 0 0 0

Hiệu trưởng kiểm

tra, giám sát việc thực hiện KH của GV

71 92,2 6 7,8 0 0 69 89,6 8 10,4 0 0 0 0

Khuyến khích GV

điều chỉnh kế hoạch. 66 85,7 11 14,3 0 0 62 80.5 9 11.7 6 7,8 0 0

Tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

56 72,7 21 27,3 0 0 49 63,6 21 27,3 7 9,1 0 0

Phối hợp giữa các bộ phận trong trường kiểm tra việc thực hiện KH của GV.

48 62,3 29 37,7 0 0 47 61 22 28,6 8 10,4 0 0

Theo bảng 2.15: 100% ý kiến cho rằng, hiệu trưởng thường xuyên triển khai và

chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn tới CBGVNV; mức độ xử lý vi phạm đối với GV thực hiện thường xuyên đạt 93,5%; hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện KH của GV đạt 92,2%. Tuy nhiên, biện pháp Hiệu trưởng quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích GV kịp thời điều chỉnh KH, đánh giá ở mức độ thường xuyên không cao

đạt 85,7%. Mặt hạn chế trong công tác này của nhà trường hiện nay đó là các tổ chuyên môn chưa thường xuyên giám sát GV thực hiện KH, mức độ thực hiện thường

xuyên đạt 72,7%; sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên mơn, cơng đồn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện KH của GV đạt 62,3%. Kết quả thực hiện ở các biện pháp

(11,7%; 7,8%, 10,4%). Các biện pháp 4,5,6 kết quả thực hiện đạt không cao: mức độ tốt (80.5%, 63,6%, 61%), cịn có ý kiến nhận xét đạt trung bình (7,8%, 9,1%, 10,4%).

2.5.3. Cơng tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng

Công tác chỉ đạo của người hiệu trưởng.rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Bảng 2.16. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng

Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TX KTX KTH Tốt Khá T. Bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo GV thực hiện MT giáo dục trẻ 65 84,4 12 15,6 0 0 62 80,5 15 19,5 0 0 0 0 Chỉ đạo GV thực

hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ 72 93,5 5 6,5 0 0 67 87,0 10 13 0 0 0 0 Chỉ đạo GV đổi mới các PP, hình thức tổ chức, hoạt động giáo dục trẻ đáp ứng MT đề ra 71 92,2 6 7,8 0 0 55 71.4 22 28.6 0 0 0 0

Chỉ đạo việc hướng dẫn, tư vấn phụ huynh HS về hoạt động CSGD trẻ

70 90,9 7 9,1 0 0 59 76,6 13 16,9 5 6,5 0 0

Chỉ đạo sự phối hợp giữa GV, cô nuôi và phụ huynh HS trong giáo dục trẻ 56 72,7 21 27,3 0 0 53 68,8 14 18,2 10 13 0 0 Chỉ đạo GV kiểm tra, giám sát và khảo sát đánh giá kết quả giáo dục trẻ 73 94,8 4 5,2 0 0 70 90,9 7 9,1 0 0 0 0 Chỉ đạo việc phát triển đội ngũ GV có năng lực; chun mơn và đầu tư cơ sở, vật chất, phương tiện giáo dục trẻ

53 68,8 24 31,2 0 0 58 75,3 19 24,7 0 0 0 0

Chỉ đạo, định hướng nghiên cứu, cải tiến sáng kiến phục vụ cho công tác giáo dục trẻ

Qua bảng 2.16, ta nhận thấy công tác Chỉ đạo GV thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ; Chỉ đạo GV thực hiện nội dung chương trình giáo dục trẻ; Chỉ đạo GV đổi mới các PP, hình thức tổ chức, HĐGD trẻ đáp ứng MT đề ra; Chỉ đạo GV kiểm tra, giám sát và khảo sát đánh giá kết quả giáo dục trẻ được đánh giá ở mức độ thường

xuyên đạt (84,4% - 93,5%). Thực trạng kết quả thực HĐGD trẻ của trường cho thấy: Hầu hết các biện pháp thực hiện được đánh giá ở mức độ tốt nhưng hiệu quả không cao (36,4%, 76,6%) (Chỉ đạo việc hướng dẫn, tư vấn PHHS về HĐGD trẻ;

Chỉ đạo giám sát, đánh giá HĐGD trẻ; Chỉ đạo sự phối hợp giữa GV, cô nuôi và PHHS trong giáo dục trẻ; Chỉ đạo, định hướng nghiên cứu, cải tiến sáng kiến phục vụ cho công tác giáo dục trẻ). Vẫn còn ý kiến đánh giá đạt ở mức trung bình từ

6,5% đến 19,5%. Ta nhận thấy công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng được đánh giá ở mức độ trung bình, nếu sự chỉ đạo của Hiệu trưởng khơng có hiệu quả thì sẽ dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ không cao và đi xuống.

2.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng

Khi xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thì khâu kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng để đánh giá kết quả chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Ta sẽ thấy thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non.

Bảng 2.17. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá HĐGD trẻ của hiệu trưởng

TT Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung

bình Kém

1 Xây dựng các kế hoạch kiểm tra nội bộ với tiêu chí đánh giá rõ ràng, dễ đo lường

45/77 = 58,4% 28/77 = 36,4% 4 5,2% 0 2

Tổ chức phổ biến đầy đủ nội dung kế hoạch, và hình thức kiểm tra, đánh giá đến đội ngũ CBGVNV 34/77 = 44,2% 38/77 = 49,3% 5/77 = 6,5% 0 3

Thực hiện các hình thức kiểm tra linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế hoạt động của cô và trẻ

26/77 = 33,8% 41/77 = 53,2% 10/77 = 13% 0

4 Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp các GV trong HĐGD trẻ

70/77 = 90,9%

7/77

= 9,1% 0 0

5 Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục trẻ

72/77 = 93,5%

5/77

= 6,5% 0 0

6 Kiểm tra và đánh giá hiệu quả đạt được của HĐGD trẻ

71/77 = 92,2

6/77

= 7,8% 0 0

TT Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung

bình Kém

thức và phương pháp tổ chức HĐGD = 85,7% = 14,3% 8 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng

CSVC và các phương tiện hỗ trợ HĐGD

62/77 = 80,5%

15/77

= 19,5% 0 0

9 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc lập và thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ của GV

60/77 = 77,9%

17/77

= 22,1% 0 0

Kết quả khảo sát (Bảng 2.17): Đánh giá chung thì việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tại nhà trường đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, các khâu trong quá trình quản lý này vẫn còn những hạn chế như việc xây dựng các kế hoạch kiểm tra nội bộ vẫn còn những bất cập trong các tiêu chí đánh giá, mặc dù tỷ lệ

không cao (5,2%). Việc Tổ chức phổ biến đầy đủ nội dung kế hoạch, và hình thức kiểm tra,

đánh giá đến đội ngũ CBGVNV vẫn còn nhiều hạn chế, 6,5% đánh giá cho rằng nội dung

này chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, việc lựa chọn các hình thức kiểm tra linh hoạt, mềm dẻo

phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế hoạt động của cơ và trẻ vẫn cịn nhiều những

hạn chế, 13% đánh giá cho rằng nội dung này trong quá trình kiểm tra đánh giá của nhà trường vẫn chưa đạt yêu cầu. Như vậy, bên cạnh việc nỗ lực được đánh giá ở mức Tốt trong việc quản lý thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường thì hoạt động này vẫn cịn một số các hạn chế như các tiêu chí đánh giá cịn chưa thật sự rõ rằng, việc lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá chưa thật sự linh hoạt, mềm dẻo. Chính những hạn chế này đã khiến cho chất lượng công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá trong nhà trường vẫn cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa thật sự như mong đợi.

Cán bộ quản lý trường mầm non đã có nhiều biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục. Qua khảo sát, mức độ thực hiện được đánh giá Tốt đạt cao tập trung ở các nội dung kiểm tra và đánh giá việc phối hợp các GV trong HĐGD trẻ; kiểm tra đánh giá việc

xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục trẻ; kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được của HĐGD trẻ (90,9% đến 93,5%). Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm tra giám sát thường xuyên các hình thức và PP tổ chức HĐGD trẻ; Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng CSVC và các phương tiện hỗ trợ HĐGD trẻ của GV, Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc lập và thực hiện kế hoạch giáo dục, chăm sóc trẻ của GV, mức độ Tốt đạt thấp hơn (85,7%; 80,5%; 77,9%).

Nếu như công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được, giám sát thường xuyên các hoạt động giáo dục, giám sát chặt chẽ việc sử dụng cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ thì cơng tác kiểm tra đánh giá, giám sát của hiệu trưởng sẽ chỉ là hình thức, khơng

có hiệu quả để biết chất lượng thực chất của HĐGD và từ đó chất lượng giáo dục sẽ khơng được nâng cao và có hiệu quả. Do đó cơng tác kiểm tra cũng cịn có nhiều hạn chế và cần có biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát HĐGD trẻ của hiệu trưởng hơn nữa.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.6.1. Mặt mạnh

Cơng tác quản lý các hoạt động giáo dục trong trường mầm non Vĩnh Quỳnh đã được thực hiện đúng với các chức năng của công tác quản lý. Việc xây dựng kế hoạch hàng năm được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc làm này khiến cho các hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường được kế hoạch hóa, tránh những hoạt động mang tính bột phát, tránh được những hoạt động phát sinh ngồi kế hoạch khơng kiểm sốt được.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá với vai trị quan trọng của mình trong chu trình quản lý giáo dục tại nhà trường đã được thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, các kế hoạch kiểm tra nội bộ đều đã được xây dựng trên cơ sở những nội dung, mục tiêu trong kế hoạch hoạt động đã được xây dựng từ đầu năm. Nhà trường đã đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ với các tiêu chí đánh giá cụ thể trên từng lĩnh vực. Các CBGVNV nhà trường đều được thông báo cụ thể về kế hoạch kiểm tra, đánh giá, các tiêu chí và lĩnh vực kiểm tra. Nhờ vậy công tác kiểm tra, đánh giá cũng đã đi được vào các hoạt động của nhà trường. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, các giáo viên trong trường đã có được khung tham chiếu, các tiêu chí làm thước đó để định hướng cho hoạt động giáo dục trẻ của mình.

Như vậy, hiện nay đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường mầm non Vĩnh Quỳnh đã có những ưu điểm và kết quả nhất định. Các hoạt động giáo dục trẻ đã được lên kế hoạch đầy đủ với các nội dung và mục tiêu rõ ràng. Các điều kiện để đảm bảo cho hoạt động được diễn ra đều đã được đảm bảo đầy đủ. Định kỳ các hoạt động kiểm tra, đánh giá được lên kế hoạch thực hiện nghiêm túc với các hình thức linh hoạt. Tất cả những hoạt động quản lý đó đã giúp cho nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của công tác giáo dục trẻ.

2.6.2. Mặt hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non Vĩnh Quỳnh thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế thể hiện từ cả nhận thức của các đối tượng tham gia công tác quản lý giáo dục, đến việc thực hiện các chức năng quản lý như kế hoạch hóa, kiểm tra đánh giá, điều hành, chỉ đạo....

Vẫn cịn tình trạng nhận thức sai lệch về đặc điểm của chương trình giáo dục mầm non. Bản thân một số cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh chưa nhận thức được tính ưu việt của chương trình GDMN là giúp cho trẻ được phát triển đầy đủ trên cả 4 lĩnh vực: thể chất, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ. Đồng thời chưa nhận thức được một điều rằng chương trình giáo dục mầm non với các nội dung, hình thức, phương pháp được thiết kế khá linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho gia đình và nhà trường có điều kiện tốt hơn trong việc phối kết hợp để nuôi dạy trẻ.

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ trong nhà trường thì các mục tiêu đặt ra chưa hồn tồn phù hợp với tình hình thực tiễn. Khi đánh giá về thực trạng công tác quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường số liệu thu về cho thấy rằng, việc tổ chức các hoạt động giáo dục chưa xuất phát từ nhu cầu hoặc kinh nghiệm cá nhân của trẻ, điều này sẽ khiến cho các hoạt động giáo dục sẽ không bám sát mục tiêu và các yêu cầu về chuẩn phát triển cho trẻ. Hiệu quả của hoạt động giáo dục cũng sẽ theo thế mà không cao.

Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra đánh giá đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đã được thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá vẫn bị đánh giá là thiếu linh hoạt, mang tính hình thức, khiên cưỡng. Chính thực trạng này dẫn tới việc đối với công tác kiểm tra đánh giá, các CBGVNV nhà trường luôn cảm thấy áp lực, khơng thật sự đón nhận với tinh thần học tập mà khá căng thẳng. Điều này cũng khiến cho việc định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ để tìm ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục gặp nhiều hạn chế.

Đối với việc quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong thực hiện công tác giáo dục trẻ nhà trường cũng đã có những kết quả khả quan. Vai trị và vị trí của các lực lượng trong tồn bộ q trình giáo dục trẻ cũng đã được nhận thức khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của việc phối kết hợp các lực lượng chưa thật sự cao như mong muốn.

Những vấn đề còn tồn tại trên đặt ra một nhu cầu cấp thiết là phải đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

2.6.3. Những nguyên nhân của thực trạng

2.6.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thành công

- Hiệu trưởng và giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp quản lý, vai trò của giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục trẻ và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà trường.

- Hiệu trưởng đã rất quan tâm đến công tác triển khai cho giáo viên nắm vững các chỉ thị, thông tư, văn bản quy chế chuyên môn của bậc học để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ.

Đặc biệt là sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng như hình thức bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng cho giáo viên, luôn tạo điều kiện giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận với kiến thức mới, phương pháp mới để vận dụng thiết thực vào tổ chức hoạt động cho trẻ.

- Hiệu trưởng có sự quản lý tốt, rất nhiệt tình với cơng việc, có tinh thần trách nhiệm, đều qua các lớp bồi dưỡng về cơng tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngồi nhà trường, ln có tinh thần cầu tiến, là những con chim đầu đàn ln kiên trì, nỗ lực, năng động, sáng tạo trong quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 68 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)