2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Thanh Trì, thành
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
- Tình hình kinh tế.
Trước khó khăn chung của nền kinh tế, UBND huyện Thanh Trì đã thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, thành phố về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.165 tỷ 622 trđ, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng duy trì tỷ trọng cơng nghiệp đạt 62,9%, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ từ 22% lên 23,2%, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 14,1% xuống 13,9%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28 trđ/người/năm, tăng 4,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2014, đạt 112% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
huyện 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 696 tỷ 135 trđ, đạt 126,09% so với dự toán thành phố giao, đạt 112,3% so với dự toán hội đồng nhân dân huyện giao so với cùng kỳ.
Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 134 tỷ 379 trđ, tăng 2,7% so với cùng kỳ, đạt 100,7% kế hoạch. Giá trị sản xuất sản phẩm thu hoạch/ha đất nông nghiệp đạt 150 trđ, tăng 08 trđ so với năm 2014, đạt 115,3% kế hoạch.
Về sản xuất cơng nghiệp - xây dựng: Tồn huyện có 829 doanh nghiệp và 1.138 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Bên cạnh đó, ngành dệt may tiếp tục có sự tăng trưởng, tăng 9,5%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp xây dựng ngồi nhà nước ước đạt 1.515 tỷ 411 trđ, tăng 15,1% so với cùng kỳ, đạt 100,3% kế hoạch.
Về thương mại dịch vụ: Tồn huyện có 2.897 doanh nghiệp và 7.532 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 515 tỷ 832 trđ, tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 98,3% kế hoạch.
- Tình hình văn hóa - xã hội
Thanh Trì là quê hương giàu truyền thống lịch sử, nơi đây là quê hương của Chu Văn An (1292 - 1370), Nguyễn Như Đổ (1424 - 1526), Ngơ Thì Sĩ (1726 - 1780), Ngơ Thì Nhậm (1746 - 1803)... Đây cũng là quê hương anh hùng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu như: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kì chống Pháp, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Chương trình xây dựng nơng thơn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt và có hiệu quả. Thanh Trì là 01 trong 04 huyện dẫn đầu thành phố về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phong trào “Tồn dân chung sức xây dựng nơng thôn mới” và phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng. Năm 2015, huyện được thành phố công nhận 06 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, có 88,5% số hộ đạt gia đình văn hóa, 76,5% thơn, làng văn hóa; 66% Tổ dân phố văn hóa [40].