2.6.3.1. Nguyên nhân dẫn đến thành công
- Hiệu trưởng và giáo viên đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp quản lý, vai trò của giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục trẻ và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà trường.
- Hiệu trưởng đã rất quan tâm đến công tác triển khai cho giáo viên nắm vững các chỉ thị, thông tư, văn bản quy chế chuyên môn của bậc học để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ.
Đặc biệt là sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng như hình thức bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng cho giáo viên, luôn tạo điều kiện giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận với kiến thức mới, phương pháp mới để vận dụng thiết thực vào tổ chức hoạt động cho trẻ.
- Hiệu trưởng có sự quản lý tốt, rất nhiệt tình với cơng việc, có tinh thần trách nhiệm, đều qua các lớp bồi dưỡng về cơng tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngồi nhà trường, ln có tinh thần cầu tiến, là những con chim đầu đàn ln kiên trì, nỗ lực, năng động, sáng tạo trong quản lý.
- Trong quá trình quản lý hiệu trưởng luôn quan tâm trong việc đề ra kế hoạch và hướng dẫn giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch, phân công sắp xếp giáo viên sát với thực tế của trường, nhóm lớp và nguyện vọng cá nhân một cách khoa học.
- Biết vận dụng các biện pháp kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với từng hoạt động trong nhà trường.
- Cùng phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, thúc đẩy hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.
2.6.3.2. Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại
Trong một vài năm trở lại đây, do nhu cầu của việc phát triển của cấp học, các chính sách tuyển dụng ồ ạt khiến cho nhu cầu về giáo viên trong các nhà trường đã trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó, rất nhiều các đơn vị vốn dĩ khơng chuyên trách về đào tạo sư phạm mầm non đã xin được cấp giấy phép con để đào tạo giáo viên mầm non nhưng chất lượng đầu vào và đầu ra không hề đảm bảo bởi số lượng các đơn vị như vậy khá nhiều nên việc kiểm sốt chất lượng gặp nhiều khó khăn. Cá biệt có đơn vị đào tạo chỉ 1 năm để ra nghề. Điều này dẫn đến chất lượng của đội ngũ giáo viên trẻ ngày càng yếu, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ có hiệu quả, có chất lượng gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của đội ngũ giáo viên cũng theo đó mà gặp nhiều hạn chế. Các cơ giáo trẻ với các kỹ năng sư phạm chưa được mài dũa nên thường gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho phù hợp. Có những giáo viên hình dung cơng việc của mình chỉ đơn thuần là chăm sóc các trẻ ăn, ngủ.
Trong bất kỳ một nhà trường mầm non nào cũng tồn tại song song hai mảng hoạt động đó là chăm sóc ni dưỡng trẻ và chăm sóc giáo dục trẻ. Hai mảng hoạt động này khó có thể chia tách độc lập hồn tồn ra được. Chính vì lẽ đó, khi thực hiện nhiệm vụ bản thân người giáo viên cũng như các cán bộ quản lý cũng gặp phải tình huống chồng chéo khi phải thực hiện cùng lúc nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đúng như các kế hoạch đã xây dựng, đạt được các mục tiêu và nội dung đã đặt ra vì lẽ đó cũng gặp nhiều khó khăn. Các giáo viên cịn ngại thay đổi các phương pháp, hình thức.
Hiện nay, với mục tiêu hết sức đúng đắn là ngày một nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động giáo dục trẻ mầm non nên các nhà trường đều tiến hành đổi mới các phương pháp, đổi mới hình thức nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của cấp học là một mong muốn và sự định hướng đúng đắn nhưng việc thực hiện quá gấp gáp khi chưa tạo ra được các cơ sở nền tảng, chưa chuẩn bị về mặt tâm lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường dẫn đến tình trạng mỗi nơi hiểu một cách, mỗi người hiểu một cách nên khơng có sự nhất qn. Việc quản lý các hoạt động giáo dục cho trẻ cũng vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Các hình thức, phương pháp được áp dụng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong điều kiện một số bộ phận các bạn giáo viên chưa có sự nhận thức đầy đủ về phương pháp đó. Điều này dẫn đến tính trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thiếu hiệu quả mặc dù thực tế các cô giáo rất vất vả để áp dụng các phương pháp mới trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
Việc kiểm tra, đánh giá nội bộ, xếp loại các giờ dạy, đánh giá CBGVNV trong nhà trường vẫn cịn mang tính hình thức, nể nang. Chưa được thực hiện triệt để với các biện pháp, hình thức linh hoạt để tìm ra các điểm yếu cũng như các biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Đối với cơng tác xã hội hóa, tun truyền về vai trị của giáo dục mầm non đối với phụ huynh cịn gặp nhiều khó khăn bởi một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh quá bận rộn trong cơng việc nên phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, hoặc một số khác thì lại quan điểm nhiệt tình ủng hộ bằng vật chất cịn lại thì cũng khơng có thời gian quan tâm. Một số gia đình và một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng đắn về giáo dục mầm non với các mục tiêu của mình. Họ vẫn cho rằng, trẻ mầm non chỉ cần chăm cho khỏe chứ đã biết gì mà dạy học.
Các biện pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, cịn mang thủ tục hành chính. Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn hạn chế.
Diện tích phịng học cịn trật so với số trẻ. Số trẻ quá đơng, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Chế độ chăm lo cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động của giáo viên kéo dài ở trường, ít có cơ hội giao tiếp, cọ xát với mơi trường bên ngồi, từ đó chưa thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của từng đơn vị trường.
Tiểu kết chương 2
Chất lượng GD mầm non của trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cần được nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện và chịu sự chi phối, tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quản lý của CBQL của nhà trường.
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng HĐGD và thực trạng công tác quản lý HĐGD của CBQL trường mầm non Vĩnh Quỳnh và đánh giá các nguyên nhân của thực trạng. Thơng qua những con số và phân tích, chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong những năm gần đây chất lượng giáo dục mầm non ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội không ngừng tăng lên, tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh và xã hội. Công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường bên cạnh các kết quả khả quan đã đạt được thì vẫn cịn có tồn tại nhiều hạn chế như việc xây dựng kế hoạch vẫn mang tính chung chung, chưa gắn với điều kiện thực tiễn và các nội dung cụ thể; công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục chưa được triển khai với các nội dung, mục tiêu cụ thể, công tác kiểm tra đánh giá vẫn mang tính hình thức, thiếu linh hoạt, việc phối kết hợp các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ GDMN chưa được đồng bộ, hiệu quả chưa cao; nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GDMN đối với trẻ vẫn còn sai lệch.
Thực trạng trên đây đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tìm ra được các biện pháp khả thi nhằm quản lý có hiệu quả HĐGD trẻ trong nhà trường trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỞNG MẦM NON VĨNH QUỲNH, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY