Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 78)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Trong quá trình nghiên cứu để đề xuất ra các biện pháp, một nguyên tắc đầu tiên cần phải thực hiện nghiêm túc đó là các biện pháp cần phải đảm bảo tính pháp lý chung. Trường mầm non Vĩnh Quỳnh là một trường mầm non cơng lập, chính vì vậy nhà trường chịu sự quản lý chung của các hệ thống văn bản pháp quy của các cấp quản lý ngành. Bên cạnh đó, là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên nhà trường vẫn chịu sự quản lý của các cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc này sẽ khiến cho các hoạt động của nhà trường với mục tiêu đảm bảo chất lượng trẻ nhưng vẫn không bị đi lệch hướng so với các yêu cầu chung của ngành, các cơ chế, chính sách quản lý của các cấp quản lý.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

Biện pháp đưa ra phải mang tính đồng bộ cao. Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng: Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, các tổ chun mơn, tổ hành chính, Cơng đồn, Đồn thanh niên, hội phụ huynh…Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải ln có tính đồng bộ trong mọi hoạt động để khai thác và phát huy được vai trò, chức năng nhiệm vụ, khả năng cá nhân của các lực lượng cùng tham gia quá trình giáo dục trẻ mầm non trong nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý GDMN khi đưa ra các quyết định quản lý cần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Thực tiễn ở đây là GDMN, Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non của Hiệu trưởng.

Việc đảm bảo tính thực tiễn cho các biện pháp là một một yêu cầu hết sức quan trọng. Biện pháp quản lý được đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà trường. Chỉ khi tính thực tiễn của các biện pháp được đảm bảo thì các biện pháp mới thực sự đem lại hiệu quả và chứng minh được sự tồn tại của nó trong thực tiễn. Do vậy khi xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng cần phải lấy thực tiễn về việc hoạt động giáo

dục trẻ trong các nhà trường làm cơ sở. Trong quá trình quản lý hiệu trưởng cần biết đầy đủ, thực tế công việc, biết xác định vấn đề cơ bản, then chốt trong từng thời gian để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục một cách phù hợp và tốt nhất.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng thông qua những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đó. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến biện pháp quản lý chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ mầm non giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định sao cho đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo khi các biện pháp có thể áp dụng được vào trong thực tiễn một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao, đồng thời cần có sự đồng thuận của đa số CBQL, GV, nhân viên phù hợp với quy định của ngành và thực tế của nhà trường. Để làm được điều này, khi xây dựng các biện pháp cần phải đảm bảo tính khoa học với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các giải pháp này sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động quản lý chịu sự ràng buộc bởi các quy định, quy chế, luật pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)