Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 63 - 66)

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dụ cở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện

2.4.7. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội

Quá trình giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội hóa cao. Do đó, cơng tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chất lượng GD trong các trường mầm non vì nó giúp thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho việc giáo dục trẻ.

Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về việc phối hợp giữa nhà trường và PHHS trong HĐGD trẻ TT Các biểu hiện Mức độ Tốt Trung bình Khơng tốt 1

Có ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành 113 82,5% 24 17,5% 0 2 Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ khi ở nhà

81 59,1% 39 28,5% 17 12,4% 3

Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ

90 65,9% 40 29% 7 5,1% 4

Chủ động tham mưu với cấp đảng ủy, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ

84 61,3% 43 31,4% 10 7,3% 5

Phối hợp có hiệu quả với tổ chức, đồn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC cho nhà trường

41 29,9% 72 52,6% 24 17,5% Kết quả bảng 2.13 cho ta thấy:

- Biện pháp của nhà trường đã tiến hành là tương đối tốt song sự phối hợp với PHHS trong việc bồi dưỡng cho trẻ chưa thực sự hiệu quả do PHHS cịn bận rất nhiều cơng việc, khơng có nhiều thời gian dành cho trẻ.

- Các chủ trương của trường là chung cho các lớp nhưng cách tuyên truyền về hoạt động giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ của GV trên mỗi lớp là khác nhau nên đạt kết quả khác nhau.

- Cơng tác tranh thủ nguồn kinh phí đóng góp của PHHS nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị trong hoạt động đánh giá trẻ cũng chưa đạt kết quả cao do đặc điểm của nhà trường là trường công lập, nhiều trường ở địa bàn nông thơn nên GV chưa mạnh dạn tranh thủ sự đóng góp của PHHS.

Sở dĩ như vậy là do tình trạng việc xây dựng các kế hoạch vẫn mang tính chất chủ quan, phiến diện, chưa bám sát với thực tế nhà trường. Các kế hoạch chỉ nhằm mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ của địa phương trên lĩnh vực giáo dục chứ chưa thật sự xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục trẻ với các đặc điểm của nhà trường. Các thành viên tham gia Ban đại diện CMHS chủ yếu là do sự quen biết, giới thiệu vào chứ không phải thực sự những bậc phụ huynh đảm bảo các điều kiện như tâm huyết với các hoạt động của trẻ, có đủ thời gian để tham gia cùng các hoạt động của nhà trường...Ban chỉ

đạo công tác XHH của nhà trường hoạt động mang tính hình thức chứ khơng phải thực sự hoạt động độc lập với mục tiêu riêng do vẫn phải lệ thuộc và bị chi phối bởi các điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác quản lý việc phối hợp có hiệu quả với tổ chức, đồn thể, cá nhân ở

địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC cho nhà trường bị đánh giá

thấp nhất trong các khâu với số lượng 29,9% các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá là tốt, có tới 52,6% đánh giá ở mức trung bình và có tới 17,5% đánh giá ở mức độ khơng tốt. Có thực trạng như vậy là do công tác phối kết hợp phải chịu những chi phối của các điều kiện khách quan mang lại như đặc thù của địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí của các bậc phụ huynh có con em tham gia học tập tại nhà trường...điều này dẫn đến việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn, kết quả không khách quan.

Khi khảo sát về hiệu quả của việc tham gia phối kết hợp thực hiện công tác giáo dục trẻ mầm non của các chủ thể hầu hết mọi người đều đánh giá chủ thể Nhà trường là có vai trị quan trọng nhất, tiếp theo là chủ thể gia đình học sinh. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi hiện nay, đây là hai chủ thể chủ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục. Theo quan điểm đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát thì hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sở tại tham gia vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non chưa cao. Ngành giáo dục địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền sở tại có tham gia vào việc phối hợp cơng tác giáo dục trẻ mầm non nhưng vẫn mang tính chất là các cơ quan chỉ đạo cấp trên. Các định hướng nhiều khi chỉ đúng về chủ trương mà chưa thực sự phù hợp và áp dụng được vào điều kiện thực tế của nhà trường. Hoặc một số hoạt động mới chỉ dừng ở mức lập kế hoạch với các mục tiêu chung chung chứ chưa có các biện pháp tổ chức thực hiện triệt để.

Nói tóm lại, việc quản lý, tổ chức phối kết hợp các lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội cùng tham gia vào hoạt động giáo dục trẻ tại mầm non Vĩnh Quỳnh đã có những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn cịn có những vấn đề tồn tại đã được thể hiện rõ trong bảng 2.13 ở trên. Từ thực trạng trên, đặt ra một yêu cầu là nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong cơng tác quản lý việc phối kết hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)