Thời điểm Tổng số lớp
Chia ra
Nhà trẻ Lớp mẫu giáo bé Lớp mẫu giáo nhỡ Lớp mẫu giáo lớn
SL % SL % SL % SL %
9/2013 15 3 19,9 4 26,7 4 26,7 4 26,7
9/2014 15 3 19,9 4 26,7 4 26,7 4 26,7
9/2015 16 3 18,8 4 25 5 31,2 4 25
Biểu đồ 2.3: Quy mô lớp học mầm non Vĩnh Quỳnh 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Tháng 09/2013 Tháng 09/2014 Tháng 09/2015 Tổng số lớp Só lớp Nhà trẻ Số lớp Mẫu giáo bé Số lớp Mẫu giáo nhỡ Số lớp Mẫu giáo lớn
Với số lớp như trên, trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có số lớp phù hợp với quy định về số lớp trong trường mầm non để đảm bảo chất
lượng chăm sóc trẻ của nhà trường và hướng tới trường đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý
Như tất cả các nhà trường ở các bậc học, đội ngũ trong trường mầm non bao gồm tất cả các CBGVMN đang làm việc. Họ là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác CSGD trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức CSGD trẻ theo khoa học cho cộng đồng. Vì vậy có thể nói đội ngũ của nhà trường có vai trị quyết định chất lượng hoạt động của nhà trường và quảng bá GDMN trong toàn xã hội. Đội ngũ ổn định về số lượng, có chất lượng sẽ giúp nhà trường phát triển bền vững.
2.2.2.1. Về số lượng Bảng 2.4: Biến động số lượng CBGVNV Thời điểm Tổng số CBGVNV Trong đó
BGH GV Nhân viên GV chuyển
công tác
SL % SL % SL % SL %
9/2013 88 3 3,4 65 73,9 20 22,7 2 2,3
9/2014 97 3 3,1 72 74,1 22 22,8 0 0
9/2015 100 3 3,0 74 74,0 23 23 0 0
Bảng 2.5. Tính định mức số trẻ /01 giáo viên Thời Thời điểm Tổng số trẻ Chia ra Giáo viên Định mức trẻ/GV Trẻ nhà trẻ Trẻ mẫu giáo bé Trẻ mẫu giáo nhỡ Trẻ mẫu giáo lớn 9/2013 715 130 195 175 215 65 11 9/2014 720 125 215 200 180 72 10 9/2015 794 120 220 244 210 74 11
(Nguồn: Trường mầm non Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội)
Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng giáo viên của nhà trường tăng, nhưng đi kèm với đó là số lượng trẻ có nhu cầu vào trường cũng tăng lên vì vậy định mức số trẻ /01 GV không giảm. Để đảm bảo chất lượng giáo dục trong những năm tới cần đảm bảo duy trì định mức trẻ trên một giáo viên để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng trẻ tăng theo từng năm vậy số lượng giáo viên cũng phải tăng theo từng năm. Trường hiện nay là đơn vị tự chủ về tài chính vì vậy khi nhận thêm giáo viên thì có thể lương sẽ khơng đủ chi trả hoặc lương của cán bộ giáo viên sẽ thấp đi vì khi tự chủ về tài chính với mức thu phí học sinh hiện nay sẽ rất khó để cân đối.
Với mức lương thấp đồng nghĩa với việc số lượng giáo viên bỏ nghề sẽ có chiều hướng tăng lên. Vì vậy để đảm bảo giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên với mức lương đảm bảo để họ yêu nghề và gắn bó với nghề, địi hỏi phải có quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non của nhà trường với những giải pháp thiết thực, cụ thể mang tính chiến lược nhằm đẳm bảo đủ giáo viên, tránh tình trạng thiếu giáo viên.
2.2.2.2. Chất lượng đội ngũ:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ điều kiện theo quy định trong điều lệ trường mầm non. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm có từ 6 - 10 CBGVNV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và có từ 4 - 8 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Thành phố; 100% giáo viên đạt loại Xuất sắc và Khá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
100% giáo viên đứng lớp có trình độ tin học cơ bản, 10% có trình độ tin học nâng cao. Các tổ chuyên môn hoạt động nề nếp theo quy định của Điều lệ trường mầm non; Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động;
Các giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường và Ngành tổ chức.
Phong trào ứng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ được triển khai trong toàn trường đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.6. Biến động về trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên
Biểu đồ 2.4: Trình độ đội ngũ CBGV trong 3 năm học gần đây
0 10 20 30 40 50 60 70 Tháng 9/2013 Tháng 9/2014 Tháng 9/2015 Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn
Từ số liệu báo cáo và Bảng thống kê trên có thể khẳng định rằng trong những năm qua, sự ổn định về chất lượng cũng như tốc độ chuẩn hóa giáo viên trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội diễn ra nhanh và liên tục. Tính từ năm 2013 đến nay trung bình mỗi năm số giáo viên đạt trên chuẩn tăng khoảng 5%. Tuy nhiên, số lượng giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp so với mức trung trong các
Thời điểm Tổng số BGH GV Tổng số Chia theo tr nh độ Tổng số Chia theo tr nh độ Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới
chuẩn Trên chuẩn
Đạt chuẩn Dưới chuẩn SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9/2013 68 3 3 100 0 0 0 0 65 25 38,5 40 61,5 0 0 9/2014 75 3 3 100 0 0 0 0 72 30 43,5 39 56,5 0 0 9/2015 77 3 3 100 0 0 0 0 74 43 58 31 42 0 0
2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Nhằm đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2.3.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và PHHS về vai trò và tầm quan trọng của HĐGD trẻ trong trường mầm non.
Thực trạng và mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp giáo dục và mơi trường giáo dục trẻ. Từ đó đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục trẻ tại trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của thực trạng.
2.3.3. Hình thức khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi và trực tiếp quan sát, phỏng vấn, thăm lớp thuộc đối tượng khảo sát. Xây dựng mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát. Tác giả xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng là CBQL, 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho giáo viên mầm non và 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho PHHS.
Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả.
2.3.4. Đối tượng khảo sát: Mẫu khảo sát
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Ban giám hiệu trường trường mầm non Vĩnh Quỳnh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 03 CBQL (3/3 CBQL đạt 100%), 74 giáo viên (74/74 giáo viên đạt 100%) và 60 phụ huynh (mỗi khối 15 phụ huynh/4 khối lớp) của trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Trì, thành phố Hà Nội
2.4.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và cha mẹ học sinh về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong trường mầm non trọng của hoạt động giáo dục trong trường mầm non
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Tầm quan trọng của giáo dục mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Niềm tin và hy vọng của
từng gia đình và cả xã hội về tương lai của trẻ và của đất nước trông chờ ở sự phát triển hàng ngày ở lứa tuổi măng non này.
Đánh giá về nhận nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về hoạt động giáo dục mầm non đối với sự phát triển của các cá nhân, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với tổng số là 137 đối tượng gồm có 03 cán bộ quản lý, 74 giáo viên và 60 phụ huynh hiện có con theo học tại trường mầm non Vĩnh Quỳnh và thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh về hoạt động GDMN đối với sự phát triển của cá nhân trẻ đối với sự phát triển của cá nhân trẻ
Nhận xét:
Kết quả khảo sát tại biểu đồ 2.5 cho thấy: Phần lớn đối tượng được khảo sát nhận thức đúng vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ (chiếm 63,3%). Tuy nhiên, vẫn còn 23,4% đối tượng tham gia khảo sát chưa nhận thức đúng vai trò của giáo dục mầm non. Thực trạng này cho thấy có sự hạn chế về nhận thức của từ đội ngũ cán bộ quản lý tới các bậc phụ huynh khi đánh giá về vị trí, vai trị của hoạt động GDMN đối với sự phát triển của các cá nhân. Chính sự hạn chế về nhận thức này đặc biệt trong số đó có cả đội ngũ cán bộ quản lý, của các giáo viên là những người trực tiếp làm công tác tổ chức hoạt động GD trẻ đã khiến cho việc tổ chức các hoạt động GDMN trong nhà trường có những sai lệch trong q trình thực hiện và dẫn tới hiệu quả không cao.
Khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia nghiên cứu về chương trình giáo dục mầm non hiện nay phần lớn các đối tượng được khảo sát đều đã đánh giá đúng về đặc điểm của chương trình GDMN hiện nay đang được Bộ GD&ĐT áp
thức được rằng chương trình GDMN hiện nay có những nội dung phong phú, phù hợp với độ tuổi trẻ mầm non và có 73,8% ý kiến đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục trẻ. 78,1% cho rằng chương trình GDMN được xây dựng với các nội dung, mục tiêu phù hợp giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như thể chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, nhận thức. Đồng thời chỉ có 68,6% các đối tượng tham gia khảo sát cho rằng với chương trình GDMN hiện nay thì trẻ được thực hành, luyện tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, vẫn cịn một số người có những lệch lạc trong nhận thức về chương trình GDMN hiện nay. Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Quan điểm về chương trình giáo dục mầm non hiện nay
STT Nội dung Đúng Không
đúng
Không ý kiến
1 Có nội dung phong phú, hợp lý và phù hợp với trẻ 104/137 = 75,9% 30/137 = 21,9% 3/137 = 2,2% 2 Gia đình và nhà trường có điều kiện thuận
lợi trong việc phối kết hợp để giáo dục trẻ
101/137 = 73,8% 33/137 = 24% 3/137 = 2,2% 3 Trẻ được thực hành, luyện tập và trải
nghiệm để lĩnh hội kiến thức
94/137 = 68,6% 34/137 = 24,8% 9/137 = 6,6% 4 Trẻ được phát triển đầy đủ trên cả lĩnh
vực: thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ 107/137 = 78,1% 21/137 = 15,3% 9/137 = 6,6% Từ kết quả trong bảng 2.7 cho thấy: Có tới 24% số CB, GV và phụ huynh học sinh không đồng ý với quan điểm cho rằng với chương trình GDMN hiện nay “Gia đình
và nhà trường có điều kiện thuận lợi trong việc phối kết hợp để giáo dục trẻ, có tới
24,8% không nhận thức được và không đồng ý với nội dung cho rằng với chương trình GDMN hiện nay “Trẻ được thực hành, luyện tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức
Sở dĩ có tình trạng như vậy là do đội ngũ quản lý, giáo viên và các bậc phụ huynh chưa được tiếp cận một cách đúng đắn, đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với chương trình GDMN. Bản thân họ vẫn còn mơ hồ và lẫn lộn giữa chương trình GDMN và chương trình đổi mới được áp dụng trước đây vì vậy họ khơng xác định được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như nhận thức được chương trình GDMN hiện nay khi thiết kế các nội dung, mục tiêu, các phương pháp tổ chức HĐGD trẻ đã giúp tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các gia đình cùng tham gia HĐGD trẻ.
2.4.2. Các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên
Với mục đích tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non, chúng tôi đưa ra 10 nội dung trong phiếu điều tra và thực hiện khảo sát đối với 2 đối tượng là CBQL và giáo viên ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì. Kết quả được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 2.8. Các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo của GV
TT Nội dung giáo dục trẻ
Mức độ Rất được coi trọng Được coi trọng Bình thường Khơng được coi trọng
1 GV có tổ chức cho trẻ được đóng vai theo chủ đề 11/77 = 14,3% 47/77 = 61% 19/77 = 24,7% 0
2 GV thường xuyên cho trẻ chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng… 8/77 = 10,4% 45/77 = 58,4% 24/77 = 31,2% 0 3 GV có tổ chức trị chơi đóng kịch nhằm giúp trẻ phát triển tưởng tượng và cảm thụ tác phẩm văn học được tốt 4/77 = 5,2% 25/77 = 32,5% 42/77 = 54,5% 6/77 = 7,8% 4 GV ứng dụng các trò chơi học tập cho trẻ thực hiện vào các hoạt động hàng ngày
9/77 = 11,7 25/77 = 32,5% 38/77 = 49,4% 5/77 = 6,5% 5
GV có tổ chức cho trẻ được chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và các trò chơi hiện đại
13/77 = 16,9% 40/77 = 51,9% 24/77 = 31,2% 0 6 GV tổ chức hoạt động có chủ đích hàng ngày cho trẻ nhằm giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức mới, phù hợp với lứa tuổi
68/77 = 88,3%
9/77
= 11,7 0 0
7 GV rèn các kĩ năng tự phục vụ qua hoạt động giáo dục
38/77 = 49,4%
39/77
= 50,6% 0 0
8 GV phân công cho trẻ lao động trực nhật với những công việc phù hợp khả năng
20/77 = 26% 42/77 = 54,5% 15/77 = 19,5% 0
9 GV tạo cơ hội cho trẻ được lao động tập thể cùng nhau 35/77 = 45,5% 42/77 = 54,5% 0 0 10
GV tổ chức giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh cá nhân nhằm hình thành nền nếp, thói quen sinh hoạt cho trẻ
77/77
= 100% 0 0 0
thống nhất cao cả về những mặt được đánh giá tốt hoặc chưa tốt. Điều này chứng tỏ, việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành một cách chặt chẽ với sự tự giác, tích cực, sáng tạo của giáo viên. Căn cứ vào kết quả khảo sát, nhiệm vụ giáo dục trẻ các kĩ năng như tự phục vụ, nề nếp sinh hoạt, lao động phù hợp với sức của trẻ hoặc kĩ năng làm việc nhóm được giáo viên thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, nội dung 3 và 4 cần được giáo viên quan tâm và thực hiện đầy đủ hơn.
2.3.3. Các hình thức tổ chức giáo dục trẻ mẫu giáo của giáo viên
Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, giáo viên phải sử dụng các hình thức giáo dục phù hợp để giúp trẻ mẫu giáo tích cực tiếp nhận kiến thức, kĩ năng một cách tự nhiên và hiệu quả. Kết quả khảo sát chi tiết về việc giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục được trình bày ở bảng sau đây: