trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
1.5.1. Yếu tố chủ quan
* Người hiệu trưởng cần có năng lực tổ chức, quản lý. Năng lực tổ chức
được thể hiện ở một hệ thống những thuộc tính tâm lý cơ bản sau: Khả năng quan sát; Tính mềm dẻo và tính linh hoạt của trí tuệ; Sự nỗ lực cao của ý chí; Trạng thái tâm lý ổn định.
* Người hiệu trưởng phải có năng lực chun mơn. Để lãnh đạo tốt trường
học thì phải nắm vững khoa học giáo dục, do vậy người Hiệu trưởng phải là một nhà giáo dục, có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín về chun môn, là “Con chim đầu đàn’’ của tập thể sư phạm trong lĩnh vực sư phạm của trường mầm non. Khó có thể đạt hiệu quả trong cơng tác lãnh đạo trường học nếu như hiệu trưởng không nắm vững chuyên môn. Việc chỉ đạo, nhận xét, đánh giá người thừa hành sẽ khơng có hiệu lực, khơng đủ sức thuyết phục khi người hiệu trưởng thua kém
người thừa hành về năng lực chuyên môn. Người hiệu trưởng phải nắm vững chuyên môn của tất cả các lĩnh vực khoa học giáo dục mầm non, hiểu biết tâm lý trẻ, nắm vững hình thức, phương pháp, nguyên tắc giáo dục.
* Những thuộc tính tư tưởng và đạo đức của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng cần có những phẩm chất đạo đức sau: Tính nguyên tắc; Tính yêu cầu cao; Thái độ
thiện chí, quan tâm đến người khác. Sự quan tâm và thiện chí thể hiện ở thái độ, trách nhiệm của người hiệu trưởng đối với người thừa hành: Quan tâm đến hoàn cảnh riêng, đời sống vật chất và tinh thần của họ, đến khả năng hứng thú…Tôn trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoạt động tích cực.
* Về tính cách: Trước hết người hiệu trưởng phải có sự say mê với cơng việc.
Một người mặc dù có năng lực chun mơn, song khơng có hứng thú, u thích cơng việc tổ chức quản lý thì khơng nên làm hiệu trưởng. Nét tính cách thứ hai là tính cởi mở, mẫn thiệp. Nét tính cách này giúp cho người hiệu trưởng dễ dàng và nhanh chóng gần gũi với người thừa hành, được họ mến phục và tin tưởng. Nét tính cách thứ ba là tính tình cân bằng. Tính cân bằng thể hiện ở trạng thái tâm lý ổn định trước những hồn cảnh biến đổi, khơng bị kích động của hồn cảnh. Nét tính cách thứ tư là tinh thần lạc quan tin tưởng vào công việc của tập thể và sự điều hành của bản thân. Những năng lực và phẩm chất đạo đức, tính cách trên đây sẽ tạo ra uy tín cho người hiệu trưởng trong công tác điều hành cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
1.5.2. Yếu tố khách quan
* Văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục. Thật vậy, một nhà trường có văn hóa mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực tế đã chứng minh những trường có chất lượng dạy học tốt đều là những trường có nền văn hóa tích cực. Văn hóa đó để lại ấn tượng ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất như việc sân trường luôn được vệ sinh sạch sẽ, rồi cách treo băng rôn khẩu hiệu đến thái độ, lối cư xử của giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong nhà trường đến phong cách quản lý…
Văn hóa nhà trường tạo ra bầu khơng khí dân chủ, thu hút được sự ủng hộ của mọi thành viên để hoạch định sự phát triển nhà trường đúng hướng. Tin tưởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của giáo viên, học sinh trong mọi hoạt động, cùng nhau đưa nhà trường phát triển.
* Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên: Trước hết, số lượng giáo
viên phải đủ để đảm bảo giáo dục trẻ ở các độ tuổi. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng.
* Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng: Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, khu vực nào có nền KT - XH phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống xã hội, trình độ dân trí được nâng cao thì nhận thức về GD - ĐT cũng được nâng cao. Mặt khác, lực lượng tham gia lao động có cơng ăn việc làm cao hơn, nhu cầu gửi con đến các cơ sở GDMN ngày càng cao và việc tham gia công tác XHHGD thuận lợi hơn.
* Các quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển GDMN: Để thực hiện tốt vai trò
quản lý của mình thì người Hiệu trưởng phải ln cập nhật và nắm bắt kịp thời các quan điểm, chủ trường, đường lối chỉ đạo xây dựng và phát triển GDMN rõ ràng cụ thể của Đảng và Nhà nước. Với việc xác định vai trò trách nhiệm một cách đúng đắn của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, cùng với nhận thức của mọi người dân trong cộng đồng xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, mở ra những điều kiện thuận lợi cho GDMN phát triển.
* Quy mô trường lớp: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trẻ, yếu tố này bao gồm: số trẻ huy động, số nhóm lớp, sự phân bổ sắp xếp mạng lưới trường lớp. Nếu một trường mầm non được xây dựng theo quy mơ tập trung sẽ có điều kiện đảm bảo phân chia trẻ/ lớp theo đúng độ tuổi, công tác quản lý được tập trung, việc đầu tư CSVC không bị dàn trải, thiếu tính trọng điểm, các hoạt động chun mơn được thực hiện có nền nếp và hiệu quả…
* Điều kiện CSVC - phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động GD: Hiệu trưởng phải biết quan tâm và tăng cường bổ sung những điều kiện CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho việc giáo dục trẻ được tốt.
Chất lượng quản lý HĐGD của hiệu trưởng ở trường mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiếu một trong những yếu tố đó là thiếu điều kiện để đảm bảo chất lượng GD. Do vậy, thực hiện quản lý trường mầm non có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐGD trẻ là một việc không đơn giản. Trong quản lý trường mầm non, để nâng cao chất lượng quản lý HĐGD của nhà trường, người hiệu trưởng cần phải bám sát vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng GD, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tác động vào những yếu tố này, đảm bảo chúng được vận hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy tính hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động giáo dục là những tác động có hướng đích, có kế hoạch phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục tiến đến mục đích đề ra.
Trong một nhà trường thì hoạt động giáo dục là một hoạt động trọng tâm cơ bản. Chính vì vậy quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường được xem như một nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng. Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục là góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường.
Quản lý của hiệu trưởng về giáo dục là một q trình tác động có ý thức, có mục đích của hiệu trưởng đến cách giáo dục trẻ của giáo viên và cách lĩnh hội của trẻ nhằm đạt được mục đích giáo dục đã xác định. Muốn quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường tốt, người hiệu trưởng khơng chỉ là nhà quản lý hành chính - tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà cịn là nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao.
Quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng trường mầm non gồm các nội dung: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ở trường mầm non; Tổ chức HĐGD trẻ mầm non; Chỉ đạo HĐGD trẻ; Kiểm tra và đánh giá HĐGD trẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non được xác định là văn hóa nhà trường, điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện kinh tế xã hội, quy mô trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, các quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển giáo dục mầm non.
Như vậy, dựa trên cơ sở lý luận trên mà tác giả tiếp tục cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, hyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Điều này được thể hiện trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỞNG MẦM NON VĨNH QUỲNH, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hồng Mai (phía Bắc), Hà Đơng (phía Tây), huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đơng), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam).
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sơng Hồng, địa thế thấp dần về phía Đơng Nam theo hướng dịng chảy của sơng Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sơng Tơ Lịch chảy qua nối với sơng Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sơng Hồng nhiều lần chuyển dịng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.
Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ cịn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì cịn lại 412,20 ha và 9.584 người.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
- Tình hình kinh tế.
Trước khó khăn chung của nền kinh tế, UBND huyện Thanh Trì đã thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, thành phố về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.165 tỷ 622 trđ, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng duy trì tỷ trọng công nghiệp đạt 62,9%, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ từ 22% lên 23,2%, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 14,1% xuống 13,9%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28 trđ/người/năm, tăng 4,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2014, đạt 112% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
huyện 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 696 tỷ 135 trđ, đạt 126,09% so với dự toán thành phố giao, đạt 112,3% so với dự toán hội đồng nhân dân huyện giao so với cùng kỳ.
Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 134 tỷ 379 trđ, tăng 2,7% so với cùng kỳ, đạt 100,7% kế hoạch. Giá trị sản xuất sản phẩm thu hoạch/ha đất nông nghiệp đạt 150 trđ, tăng 08 trđ so với năm 2014, đạt 115,3% kế hoạch.
Về sản xuất công nghiệp - xây dựng: Tồn huyện có 829 doanh nghiệp và 1.138 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Bên cạnh đó, ngành dệt may tiếp tục có sự tăng trưởng, tăng 9,5%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp xây dựng ngồi nhà nước ước đạt 1.515 tỷ 411 trđ, tăng 15,1% so với cùng kỳ, đạt 100,3% kế hoạch.
Về thương mại dịch vụ: Tồn huyện có 2.897 doanh nghiệp và 7.532 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 515 tỷ 832 trđ, tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 98,3% kế hoạch.
- Tình hình văn hóa - xã hội
Thanh Trì là quê hương giàu truyền thống lịch sử, nơi đây là quê hương của Chu Văn An (1292 - 1370), Nguyễn Như Đổ (1424 - 1526), Ngơ Thì Sĩ (1726 - 1780), Ngơ Thì Nhậm (1746 - 1803)... Đây cũng là quê hương anh hùng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu như: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kì chống Pháp, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Chương trình xây dựng nơng thơn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt và có hiệu quả. Thanh Trì là 01 trong 04 huyện dẫn đầu thành phố về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phong trào “Tồn dân chung sức xây dựng nơng thôn mới” và phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng. Năm 2015, huyện được thành phố cơng nhận 06 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, có 88,5% số hộ đạt gia đình văn hóa, 76,5% thơn, làng văn hóa; 66% Tổ dân phố văn hóa [40].
2.1.3. Khái quát giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì
2.1.3.1. Quy mơ mạng lưới trường lớp mầm non
Huyện Thanh Trì có 29 trường mầm non cơng lập với tổng số 15.168 trẻ. Trong đó có 27 trường mầm non hạng 1; 02 trường mầm non hạng 2 và 18 trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ trẻ Nhà trẻ ra lớp đạt khoảng 38%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt khoảng 99%.
Quy mô trường lớp mầm non tiếp tục mở rộng và bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa bàn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại và tương lai.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp mầm non công lập
Năm học Tổng số trường Tổng số nhóm lớp Tổng số trẻ Chia ra Tổng số phòng học Tổng số bếp ăn Nhà trẻ Lớp MG NT % MG % 2013-2014 26 50 243 13651 2099 25,7 11552 89,1 302 47 2014-2015 28 63 272 13506 2405 32,9 11101 94,5 338 49 2015-2016 29 71 288 15168 3038 38,0 12130 99,0 356 51
(Nguồn thống kê của Phịng GD& ĐT Huyện Thanh Trì)
Số lượng trẻ mầm non Huyện Thanh Trì ln có sự biến động qua các năm học nhưng số lượng năm học sau luôn nhiều hơn năm học trước, sự khác nhau về số lượng có thể là do tốc độ phát triển của dân số, số lượng dân nhập cư hoặc do số trẻ tăng đột biến vào những năm mà dân gian quan niệm là đẹp (như trẻ sinh năm 2009, hoặc năm 2010).
Biểu đồ 2.1: Số lượng trẻ Nhà trẻ và Mẫu giáo toàn huyện trong 3 năm học
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 Trẻ Nhà trẻ Trẻ Mẫu giáo
Biểu đồ 2.2: Quy mô trường, lớp mầm non công lập
Từ năm học 2013 - 2014 trở về trước, số lượng trường mầm non công lập của Huyện Thanh Trì chỉ có 26 trường. Nhưng đến năm học 2015 - 2016 có 03 ngơi trường mới khang trang đã được xây dựng xong nâng tổng số trường Mầm non công lập của huyện Thanh Trì lên 29 trường. Ngồi ra việc sửa chữa cải tạo 8 trường mầm non cũng được UBND huyện Thanh Trì khẩn trương thực hiện trong 3 tháng hè của năm 2015 đã làm thay đổi lớn diện mạo, cơ sở vật chất các trường mầm non công lập.
Bảng 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất GD mầm non tồn Huyện
Năm học
Tổng số phịng
học
Trong đó Tổng số bếp ăn Trường
đạt chuẩn QG Phòng phục vụ học tập Kiên cố Bán kiên cố Kiên cố Bán kiên cố 2013 - 2014 302 291 11 48 0 13 302 2014 - 2015 376 371 5 51 0 16 376 2015 - 2016 591 588 3 52 0 18 591